Hiệu quả từ “Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Phước Sơn

Giai đoạn 2000-2025, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể của huyện, Phong trào “TDĐKXDĐSVH” đã đạt nhiều kết quả, trở thành hoạt động xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở. Trong phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, gương người tốt, việc tốt là các điển hình tiên tiến đã thúc đẩy phong trào phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng quê hương Phước Sơn ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Nhắc đến 5 nội dung của phong trào, đầu tiên phải kể đến việc phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, giảm nghèo bền vững. 

Trong những năm qua, các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh và phối hợp thực hiện có hiệu quả, vận động Nhân dân tham gia tích cực các cuộc vận động, phong trào như: Vận động Nhân dân tự nguyện hiến đất làm đường, xây dựng công trình công cộng, góp vốn quay vòng; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; phát huy thế mạnh sản phẩm chủ lực của địa phương; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời thông qua các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…đã có nhiều hình thức giúp nhau xóa đói giảm nghèo có hiệu quả như phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Nông dân thi đua sản suất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”,“Cựu chiến binh gương mẫu”…

Khuôn viên chăn nuôi-trồng trọt của chị Hồ Thị Hường rộng gần 1ha nằm sâu trong con đường vào khu sản xuất thuộc thôn 2 xã Phước Mỹ. Nơi đây, gia đình chị đã trồng 300 cây ăn quả các loại, nuôi 3 con trâu, 19 con bò, hơn 30 con heo và vài chục con gà. Với hình thức lấy ngắn nuôi dài, đến nay gia đình chị đã trồng 10ha keo, 0,5ha sắn, 5 sào lúa nước và 3 sào lúa rẫy. Để có kết quả như ngày hôm nay, chị đã nỗ lực rất nhiều.

Ảnh: Mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình chị Hồ Thị Hường, thôn 2 xã Phước Mỹ

Đây là một trong những mô hình gắn với triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” mà các hội-đoàn thể trên địa bàn huyện đang triển khai thực hiện. Qua đó, đã từng bước thay đổi tư duy, mạnh dạn đổi mới cách thức làm ăn, tự lực vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo. 

Về thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật, thời gian qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tích cực triển khai thực hiện với khẩu hiệu “Sống và làm việc theo pháp luật”; vận động Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hiện nay trên địa bàn huyện, các địa phương đã thành lập các tổ, mô hình tự quản hay, như: Tổ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở, Tổ hòa giải cơ sở; Mô hình “Tiếng loa di động đảm bảo ANTT”, mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy, mô hình điểm chữa cháy công cộng, mô hình điểm chữa cháy công cộng;...

Ảnh: Lực lượng công an ra quân đảm bảo an ninh trật tự

Các phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn - khối phố văn hóa; xã, thị trấn tiêu biểu; thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã tạo cho người dân ý thức tuân thủ pháp luật, kỷ cương xã hội được đề cao. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội luôn được chú trọng. Tình trạng khiếu kiện, tranh chấp, bạo lực gia đình; tệ nạn mại dâm, ma túy… được quan tâm giải quyết góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ và văn minh.

Cùng với việc triển khai các nội dung của phong trào, việc đầu tư huy động các nguồn lực để xây dựng thiết chế văn hoá được chính quyền quan tâm triển khai thực hiện như: Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã, thị trấn; Nhà Văn hoá - Khu thể thao thôn gắn với công tác xây dựng cơ sở vật chất nông thôn mới, xây dựng khu liên hợp thể thao huyện; nhà thi đấu đa năng…

Toàn huyện có 12 Trung tâm Văn hóa - Thể thao, các thiết văn hóa cơ bản bảm bảo, phục vụ tốt việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể thao; ….Nhờ đó, phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được triển khai với nhiều hình thức, thu hút nhiều đối tượng tham gia, có nhiều giải thi đấu được tổ chức từ các xã, thị trấn đến cấp huyện đáp ứng nhu cầu hoạt động TDTT của người dân trên địa bàn.

Ảnh: Các địa phương chú trọng tập luyện thể dục thể thao

Về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, “thôn, tổ dân phố văn hóa”, “thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh”: Hằng năm, công tác đăng ký, bình xét và đề nghị công nhận các danh hiệu được các xã, thị trấn triển khai đúng quy trình. Các hộ gia đình, thôn, TDP đạt danh hiệu được tuyên dương vào ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hàng năm. Từ đó, đã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau giảm nghèo; nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; phong tục, tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Tính đến năm 2024, toàn huyện có 6.729/7.215 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hoá, đạt 93,3% (tăng 70,06% so với năm 2000). 37/42 Thôn/Tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa, tỷ lệ 88,09% (tăng 76,09%). Có 87/89 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 97,76% (tăng 49 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp so với năm 2004, tỷ lệ 15,76% ).

Song song đó, MTTQ Việt Nam từ huyện đến cơ sở đã triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; đăng ký giúp cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo; Chủ trì phối hợp thành lập Ban Vận động, Tổ giúp việc Ban Vận động thực hiện chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện; phối hợp với UBND huyện tổ chức phát động vận động ủng hộ kinh phí hỗ trợ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện, tổng kinh phí vận động đã nộp vào tài khoản hơn 1 tỷ đồng. 

Ảnh: Lễ hội văn hoá truyền thống người Bhnong, huyện Phước Sơn

Cùng với việc thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH”, cơ quan thường trực BCĐ huyện đã chủ động tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 14/10/2022 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 18/7/2022 và Đề án số 03-ĐA/HU ngày 13/7/2022 của Huyện ủy về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống người Bhnong gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Phước Sơn giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Điển hình là việc tổ chức lễ hội truyền thống người Bhnong huyện Phước Sơn hàng năm, Lễ hội “Cúng lúa trăm” thôn Lao Đu, xã Phước.

Đồng thời, thực hiện mua sắm trang phục, nhạc cụ truyền thống để hỗ trợ nhu cầu tập luyện, biểu diễn cho 12 Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian và 12 Đội văn nghệ truyền thống của các thôn/Tổ dân phố tại các xã, thị trấn.

Ảnh: Lễ bàn giao nhạc cụ truyền thống

Ngoài ra, phong trào xây dựng “Người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến” trên địa bàn huyện cũng được chú trọng triển khai thực hiện và đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong các cơ quan, đơn vị, trong mỗi gia đình, thôn, tổ dân phố, tác động mạnh mẽ trên các lĩnh vực đồi sống kinh tế, văn hóa, xã hội, trong tầng lớp nhân dân.

Kể đến là Bí thư chi bộ thôn 1, Phước Mỹ Hồ Văn Sung. Trên cương vị bí thư chi bộ thôn, anh Hồ Văn Sung, được bà con trong thôn quý mến bởi anh là người luôn gần gũi, đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Những lúc rảnh rỗi, anh thường đến thăm gia đình các đảng viên trong chi bộ, nhất là các đảng viên tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình để tìm hiểu và động viên các đảng viên cố gắng hơn nữa để làm gương cho bà con noi theo.

Ảnh: Bí thư chi bộ thôn 1, xã Phước Mỹ Hồ Văn Sung thăm mô hình nuôi heo của đảng viên trong chi bộ

Về phía gia đình, anh cũng chăn nuôi heo, trồng keo, trồng lúa để có thêm thu nhập cho gia đình…Theo anh chia sẻ, mình phải làm kinh tế tốt thì bà con mới làm theo.

Ngôi nhà mới xây dựng là thành quả mà vợ chồng anh tích cóp những năm qua. Dù khá bộn bề song không thể thiếu những tấm giấy khen được anh trân trọng cất giữ. Năm 2023 anh được huyện uỷ Phước Sơn tặng giấy khen “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 5 năm liền (2019 - 2023) và còn nhiều phần thưởng khác. Những phần thưởng trên là nguồn động viên, khích lệ to lớn để mỗi bí thư chi bộ thôn, trong đó có anh Hồ Văn Sung có thêm động lực phấn đấu, nỗ lực hơn nữa, đóng góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh.

Với những kết quả đạt, có thể khẳng định: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai chất lượng, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở, gìn giữ, đề cao các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình, cộng đồng, hình thành môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Tin liên quan