Thông tin về kết quả kinh tế - xã hội cả nước, tỉnh, huyện năm 2022

THÔNG TIN KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CẢ NƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM, HUYỆN PHƯỚC SƠN

 NĂM 2022 

-----

 

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH  CẢ NƯỚC NĂM 2022; DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2023

(Theo Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV)

__

I. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2022

1. Về kinh tế

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,73%, ước cả năm khoảng 4%[1].

Thị trường tiền tệ, mặt bằng lãi suất, tỷ giá tương đối ổn định; tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt khoảng 11%, tập trung nhiều cho sản xuất kinh doanh. 

Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%; ước cả năm đạt khoảng 8% (mục tiêu là 6 - 6,5%). Tăng trưởng nông nghiệp đạt 2,99%, công nghiệp và xây dựng đạt 9,44%, dịch vụ đạt 10,57%; khu vực dịch vụ phát triển sôi động trở lại nhờ kiểm soát được dịch bệnh[2]. Sự phục hồi kinh tế diễn ra khá đồng đều giữa các địa phương, trong đó nhiều địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao[3].   

Thu NSNN 9 tháng đạt 94% dự toán, tăng 22% so với cùng kỳ; ước cả năm vượt 14,3%, tăng 2,9% so với năm 2021[4]. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng đạt trên 558 tỷ USD, tăng 15%; xuất siêu 6,76 tỷ USD[5]. Năng lượng đáp ứng đủ cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.  Lương thực, thực phẩm được bảo đảm, trong 9 tháng xuất khẩu trên 5,4 triệu tấn gạo, xuất khẩu nông sản đạt 40,8 tỷ USD. Thị trường lao động phục hồi nhanh[6]. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng tăng 12,5%; vốn FDI thực hiện đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,3%. 

Phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, trong 9 tháng có hơn 163 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại, tăng 38,6%, gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút khỏi thị trường.

Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia được tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện. Trong 9 tháng đã thực hiện được hơn 60 nghìn tỷ đồng [7], chiếm hơn 20% tổng số vốn của Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và giao kế hoạch vốn chi tiết 03 Chương trình mục tiêu quốc gia khoảng 92 nghìn tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. 

Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo được chuyển biến tích cực trong triển khai xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia; cơ bản hoàn thành 565 km đường bộ cao tốc, trong đó đã đưa vào khai thác 365 km và thông tuyến 200 km[8].

Phấn đấu trong tháng 12/2022, khởi công xây dựng 12/12 dự án thành phần với chiều dài 729 km của dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Các ngân hàng thương mại yếu kém, doanh nghiệp thua lỗ, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả kéo dài đã và đang được quyết liệt tháo gỡ, xử lý; thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đạt kết quả tích cực[9].

Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát an toàn[10]. Nhiều tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam[11].

2. Công tác quản lý xã hội 

Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật được đặc biệt quan tâm chỉ đạo; chủ động, tích cực xây dựng, trình Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, cơ bản bảo đảm tiến độ và chất lượng[12].

Công tác xây dựng quy hoạch được chú trọng thúc đẩy; đã lập, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, một số quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương[13].

Việc rà soát, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế được triển khai tích cực, hiệu quả[14].

Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh[15].

Từng bước hoàn thiện hệ thống dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số, tiết giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Công tác phát triển văn hóa được quan tâm, chú trọng hơn; tập trung nghiên cứu, quán triệt, triển khai tích cực Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Nhận thức về vai trò của văn hoá ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy[16]; các sản phẩm văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú. 

Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được biểu dương, nhân rộng, lan toả. Các thiết chế văn hóa, thể thao đang được quan tâm quy hoạch, đầu tư tại các địa phương, địa bàn đông dân cư, khu công nghiệp, đô thị. Công tác an sinh xã hội được triển khai thiết thực, kịp thời, hiệu quả; đến nay đã hỗ trợ khoảng 87 nghìn tỷ đồng cho gần 56 triệu lượt người dân, người lao động và trên 730 nghìn lượt người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19[17]. Các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ được tổ chức chu đáo, trang trọng, ý nghĩa. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.  Xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh[18]; giảm nghèo bền vững được chú trọng; tỷ lệ hộ nghèo ước giảm khoảng 1%, riêng các huyện nghèo giảm 4 - 5%; đời sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện[19].  Đã tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo…  Các chính sách dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo sát sao. Tổ chức thành công SEA Games 31, tham dự và đạt thành tích cao tại nhiều sự kiện thể thao lớn ở khu vực và thế giới. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; nhờ đó đã kiểm soát tốt dịch trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ chuyển nặng, tử vong thấp so với trung bình chung của thế giới[20]. Đồng thời, chủ động phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh khác, không để "dịch chồng dịch" và bảo đảm nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho Nhân dân. 

Kịp thời nghiên cứu, điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông mới; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và khai giảng năm học mới 2022 - 2023; nhiều học sinh Việt Nam đoạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế và có 06 trường đại học trong bảng xếp hạng đại học thế giới[21].  Công tác dạy nghề được quan tâm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường lao động[22].  Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ được chú trọng; thị trường khoa học và công nghệ (KHCN) có bước phát triển[23]; chất lượng nguồn nhân lực KHCN được nâng lên; nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới vinh danh.  Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cùng xu hướng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được hình thành và bước đầu phát triển. Các chủ trương, chính sách, pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện[24]. Các nguồn lực đất đai, tài nguyên được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn.  Công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng, nhất là chuyển đổi năng lượng xanh, tăng trưởng xanh. Công tác phòng chống thiên tai được chỉ đạo sát sao; chủ động ứng phó, kịp thời khắc phục hậu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra, nhất là các cơn bão số 04, số 05 vừa qua.

II. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC

1. Khó khăn, thách thức

Ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp. Một số quy định pháp luật còn vướng mắc, bất cập, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. 

2. Tồn tại, hạn chế

2.1. Về kinh tế: 

Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, 03 chương trình mục tiêu quốc gia và việc lập các quy hoạch còn chậm. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt yêu cầu; chưa phát huy tốt vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước tham gia vào các công trình, dự án lớn.

Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro; cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng. 

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; còn thiếu hụt lao động cục bộ trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn, nhất là lao động chất lượng cao. Thu hút FDI đầu tư mới và chuyển giao công nghệ gặp nhiều khó khăn; liên kết giữa khu vực FDI và kinh tế trong nước còn hạn chế. Tốc độ tăng năng suất lao động khó đạt mục tiêu đề ra.

2.2. Về xã hội:

Phát triển văn hoá chưa tương xứng, ngang tầm với phát triển kinh tế. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững còn nhiều thách thức. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn. 

Tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp; xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục[25]. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh chưa được xử lý dứt điểm.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm; còn một số cán bộ, công chức vi phạm quy định, bị xử lý kỷ luật. Một số vụ việc tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, mất an toàn lao động, cháy nổ, lừa đảo qua mạng còn diễn biến phức tạp. Xử lý ô nhiễm môi trường còn bất cập, nhất là nước thải, chất thải. Công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, đấu tranh phòng, chống tội phạm còn nhiều khó khăn, thách thức…

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập nêu trên là do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, vượt dự báo; nước ta bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, cần thời gian tích lũy để phục hồi; trong khi nền kinh tế có độ mở lớn, năng lực nội tại, sức chống chịu, khả năng thích ứng còn hạn chế. Công tác phân tích, dự báo, xây dựng, triển khai chính sách, giải pháp ứng phó với biến động tình hình của một số cơ quan chức năng còn bị động, chưa kịp thời. Một bộ phận cán bộ, công chức năng lực còn yếu, còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát một số lĩnh vực chưa quyết liệt, kịp thời, hiệu quả...

4. Bài học kinh nghiệm: (1) Phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, sâu sát thực tiễn. (2) Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần tự lực, tự cường, lấy khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu vươn lên; phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành. (3) Theo dõi sát, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước; nâng cao năng lực phân tích, dự báo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài, giữa trung ương và địa phương, giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. (4) Tập trung hoàn thiện  thể chế, pháp luật; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát.(5) Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước các dịch bệnh, nhất là dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm các loại vắc-xin an toàn, khoa học, hiệu quả. (6) Trong mọi trường hợp phải bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.

Ghi chú:

Phụ lục

Ước thực hiện 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2022

 

TT

 

CHỈ TIÊU

 

ĐƠN VỊ

NĂM 2022

 

ĐÁNH GIÁ

MỤC TIÊU

THỰC HIỆN

1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

%

6- 6,5

8

Vượt

2

GDP bình quân đầu người

USD

3.900

4.075

Vượt

3

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP

%

25,5 - 25,8

25,7 - 25,8

Đạt

4

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân

%

4

4

Đạt

5

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội

%

5,5

3,8-4,3

Không đạt

6

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội

%

27,1

27,5

Vượt

7

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

67

67

Đạt

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ

%

27-27,5

27

Đạt

8

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị

%

<4

<4

Đạt

9

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều)

%

1-1,5

1

Đạt

10

Số bác sĩ trên 10.000 dân

Bác sĩ

9,4

10

Vượt

11

Số giường bệnh trên 10.000 dân

Giường

29,5

30,5

Vượt

12

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế

%

92

92

Đạt

13

Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

73

73

Đạt

14

Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn

%

89

94,71

Vượt

15

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

%

91

91

Đạt

II. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2023

Tình hình thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục diễn biến nhanh, phức  tạp, khó lường cả vè chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội. Tăng trưởng có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng.  Ở trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.  Sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; giá nhiều yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh tiếp tục xu hướng tăng; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống có thể bị thu hẹp; nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài và mới phát sinh cần phải tập trung giải quyết… Trong khi đó, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng nặng nề hơn.

1. Quan điểm chỉ đạo điều hành

(1) Bám sát và tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025; Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023. (2) Đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất; khắc phục khó khăn, tranh thủ thời cơ, vận hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển KTXH; đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. (3) Tập trung chỉ đạo điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả; chủ động thích ứng với tình hình; kiểm soát rủi ro, ứng phó kịp thời với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng từ bên ngoài; giải quyết hài hòa, hợp lý giữa hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế. (4) Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện; vừa tập trung xử lý hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và giải quyết những vấn đề tồn đọng kéo dài; vừa kịp thời ứng phó những vấn đề mới phát sinh và tạo nền tảng mang tính căn cơ, dài hạn cho phát triển nhanh, bền vững. (5) Phát triển văn hóa phải được đặt ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường; bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. (6) Tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; tăng cường các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện; gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

2. Mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu

a) Mục tiêu tổng quát:

Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả các loại dịch bệnh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

b) Các chỉ tiêu chủ yếu: Có 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong đó: tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5 - 6%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1 - 1,5%...

3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

(1) Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế

Theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, trong nước, kịp thời cảnh báo rủi ro, có đối sách phù hợp, điều hành đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô; tăng cường phân tích, dự báo, chủ động các kịch bản, phương án chỉ đạo điều hành ứng phó với mọi tình huống. Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác. Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp; bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tập trung giữ vững ổn định thị trường tài chính, tiền tệ; nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án thua lỗ kéo dài.

Tiếp tục cơ cấu lại NSNN, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và sự chủ động, sáng tạo của ngân sách địa phương. Tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN, phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư; bảo đảm an ninh, an toàn, bền vững tài chính quốc gia. Phát triển mạnh thị trường trong nước; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và các chuỗi cung ứng, phấn đấu thặng dư thương mại bền vững. Có chính sách phù hợp, công khai, minh bạch trong điều hành giá điện, xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội, đẩy mạnh hơn nữa hình thức đối tác công tư. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục hạn chế, bất cập, chấn chỉnh khâu chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia ngay từ đầu năm 2023, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, bảo đảm các mục tiêu đề ra. Phát triển đồng bộ, an toàn, lành mạnh, bền vững, hội nhập các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; mở rộng và phát triển thị trường lao động, thị trường KHCN.

(2) Thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Tiếp tục quán triệt và thể chế hóa kịp thời, đầy đủ những chủ trương, định hướng của Đảng. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và thực hiện các nhiệm vụ xây dựng pháp luật theo Kế hoạch của Ủy ban thường vụ Quốc hội[26]. Ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật. Kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật. Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính. Phòng ngừa, giải quyết tốt, kịp thời các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại của nhà đầu tư. Xử lý kịp thời những vướng mắc, bất cập, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công khai, minh bạch và thông thoáng.

(3) Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Tiếp tục rà soát, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kiểm soát quyền lực. Thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước; thực hiện hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong và ngoài khu vực nhà nước; tích cực thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; chống lãng phí trong toàn xã hội, trước hết là các cơ quan hành chính nhà nước. 

(4) Tập trung phòng chống, kiểm soát dịch bệnh; tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Chủ động phương án ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác có thể xảy ra[27]. Kịp thời giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế. Tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm năng lực khám, chữa bệnh, phòng chống dịch của hệ thống y tế, thực hiện tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện lộ trình phù hợp tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

(5) Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế

Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, chiến lược, bảo đảm hài hòa giữa các địa phương, vùng, miền. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, bảo đảm công khai, minh bạch, phát huy vai trò tham gia vào các dự án quan trọng của quốc gia. Tập trung xử lý DNNN hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả. Tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nội ngành và giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo; bảo đảm an ninh năng lượng. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; tập trung thực hiện hiệu quả các chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; bảo đảm an ninh lương thực. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ về tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo, y tế, công nghệ thông tin, logistics...; cơ cấu lại thị trường, phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp, có cơ chế toàn diện thu hút mạnh mẽ khách quốc tế trở lại Việt Nam.

(6) Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác quy hoạch

Đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, các dự án đường sắt đô thị, hạ tầng văn hóa, xã hội. 

Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hình thức hợp tác công tư. Trong năm 2023, phấn đấu hoàn thành, đưa vào sử dụng một số đoạn cao tốc đã có chủ trương đầu tư [28]; một số dự án đường sắt đô thị; nâng cấp mở rộng, khai thác lưỡng dụng một số sân bay[29].

Thực hiện quyết liệt Nghị quyết của Quốc hội, phấn đấu hoàn thành việc phê duyệt trong năm 2023 các quy hoạch còn lại trong hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch. Triển khai có hiệu quả công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045[30].

(7) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KHCN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phong trào khởi nghiệp

Tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện tự chủ đại học thực chất, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, có lộ trình từng bước phát triển các trường đại học mang tầm khu vực, quốc tế. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục nghề nghiệp, nhất là kỹ năng nghề. 

Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN và phát triển thị trường KHCN; lựa chọn đầu tư có trọng điểm một số lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh để từng bước tiếp cận trình độ khu vực, quốc tế. 

Chú trọng phát triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp quốc gia. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 

 (8) Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân

Không ngừng phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam; tiếp tục quan tâm phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. 

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị. Quan tâm hơn nữa bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, văn hoá dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền. 

Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo hệ thống thiết chế văn hóa. Tập trung xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đời sống văn hoá cơ sở, văn hoá công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ. 

Triển khai Chương trình phát triển Văn hóa giai đoạn 2022 - 2030; tổ chức Hội nghị kỷ niệm 80 năm thực hiện Đề cương Văn hóa, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại, các lễ hội văn hóa. 

Xây dựng môi trường văn hóa số, thị trường văn hóa lành mạnh, phát triển nền tảng công nghiệp văn hoá. Quan tâm phát triển thể dục, thể thao; chuẩn bị tốt để tham dự các sự kiện thể thao khu vực, quốc tế.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao tỉ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 

Hoàn thiện và triển khai hiệu quả chính sách về lao động, tiền lương, trong đó thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023. Trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2023-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. 

Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.

Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; có giải pháp nâng cao trình độ dân trí, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Tập trung triển khai Đề án đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội; có giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân và xóa nhà tạm tại các huyện nghèo. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. 

Tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để phát triển trẻ em toàn diện; phát huy vai trò người cao tuổi; thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, phòng chống tệ nạn xã hội.

(9) Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu

Chuẩn bị kỹ, bảo đảm chất lượng dự án Luật Đất đai (sửa đổi); thực hiện nghiêm các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. 

Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tốt nguồn lực tài chính từ đất đai, tài nguyên; thúc đẩy thương mại hóa quyền sử dụng đất, lành mạnh hóa thị trường bất động sản. 

Bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước xuyên biên giới, nhất là sông Mekong và sông Hồng. 

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, phòng chống thiên tai; quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh phù hợp, hiệu quả. 

(10) Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội

Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với KT-XH và KT-XH với quốc phòng, an ninh. 

Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

(11) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Thực hiện tốt chương trình đối ngoại cấp cao; làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các nước; nâng tầm ngoại giao đa phương; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế; tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA); làm tốt công tác ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, bảo hộ công dân.

(12) Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội

Chủ động thông tin khách quan, chính xác, kịp thời, hiệu quả; chú trọng đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc, sai sự thật; xử lý nghiêm các sai phạm. 

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đã đề ra.

 

Phần thứ hai

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI QUẢNG NAM NĂM 2022

(Theo Báo cáo số 271-BC/TU, ngày 11/12/2022 của Tỉnh ủy Quảng Nam)

 

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1.Về phát triển kinh tế

Ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Trung ương, của tỉnh; huy động tối đa các nguồn lực gắn với thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt hơn 69.110 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010); tăng trưởng kinh tế (GRDP) dự kiến đạt 11,2%[31], vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (7,5-8%)[32]. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giữ mức tăng trưởng ổn định, tăng 2,5% so với năm 2021. Khu vực công nghiệp, xây dựng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tăng 16,5% so với cùng kỳ, trong đó, khu vực công nghiệp tăng 19,7% so với cùng kỳ; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 24,5% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 24,2%. Khu vực dịch vụ phục hồi tích cực, tăng 7%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Quy mô nền kinh tế đạt trên 116.300 tỷ đồng (theo giá hiện hành)[33]; cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm 13,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35%; trong đó, công nghiệp chiếm 28,9%; khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 31,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 20%. GRDP bình quân đầu người đạt 76,6 triệu đồng, tăng 12,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 3,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 4,7% so với năm 2021.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt trên 61.680 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu đạt 4.149,3 triệu USD, tăng 25,04% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách tham quan, lưu trú du lịch năm 2022 ước đạt hơn 4,7 triệu lượt, tăng 13 lần so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó, khách quốc tế ước đạt 634.000 lượt, tăng 36 lần so với cùng kỳ năm 2021; khách nội địa ước đạt hơn 4 triệu lượt, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm 2021). Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt hơn 8.633 tỷ đồng, tăng 32,4% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 916 tỷ đồng, tăng 201,3%; doanh thu dịch vụ ăn uống gần 7.717 tỷ đồng, tăng 24,1%. Doanh thu dịch vụ khác 5.170 tỷ đồng, tăng 14% và doanh thu du lịch lữ hành đạt 80 tỷ đồng, tăng 375,4% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2022 ước đạt 32.144 tỷ đồng, đạt 135,6% dự toán, tăng 40,1% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa ước đạt 25.210 tỷ đồng, đạt 132,7% dự toán, tăng 28,8% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu ước đạt 6.934 tỷ đồng, đạt 147,5% dự toán, tăng 106% so với cùng kỳ. Chi trong cân đối ngân sách địa phương ước thực hiện năm 2022 là 27.967 tỷ đồng, đạt 126,2% dự toán giao; trong đó, chi đầu tư phát triển là 12.530 tỷ đồng, tăng 2,7 lần dự toán; chi thường xuyên là 15.079 tỷ đồng, đạt 116,8% dự toán.

Công tác quy hoạch được chú trọng[34], huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá; tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trên 36.034 tỷ đồng, tăng 19,1% so với cùng kỳ[35]. Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ trên tất cả các ngành, lĩnh vực; ban hành Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đến năm 2023. Triển khai tích cực các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư[36]; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp[37]; các dự án, phương án ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho địa phương[38]. Ước tính năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 1.149 doanh nghiệp[39] với số vốn đăng ký 9.998 tỷ đồng, tăng 13,05% so với cùng kỳ.

Tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025. Chương trình sắp xếp dân cư miền núi được triển khai thực hiện tốt[40], triển khai các dự án trồng rừng gỗ lớn, phát triển chăn nuôi tập trung, phát triển kết cấu hạ tầng gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Nhiều cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất khu vực miền núi đã phát huy hiệu quả[41]. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025[42]; thường xuyên tổ chức, kết nối các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các chủ thể OCOP. Triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025[43]. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới[44].

2. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ chủ yếu tập trung tuyên truyền, cổ động trực quan một số sự kiện, ngày lễ lớn[45], đặc biệt, tổ chức thành công Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”; khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh lần thứ IX năm 2022; khai trương Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Quảng Nam. Đăng cai tổ chức thành công nhiều giải thể thao cấp quốc gia và khu vực[46]; tổ chức thành công 17/17 giải thể thao trong chương trình Đại hội Thể dục thể thao tỉnh lần thứ IX năm 2022; các hoạt động thể thao thành tích cao đạt nhiều kết quả[47]. Bên cạnh đó, hầu hết các địa phương đều tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi nhân các ngày lễ, sự kiện, thu hút sự th am gia, hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần đáp ứng, nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.

Quy mô giáo dục, hệ thống trường lớp ngày càng phù hợp[48]; trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy, học được quan tâm đầu tư[49]. Chất lượng giáo dục được nâng lên, thể hiện qua kết quả đại trà và kết quả các kỳ thi học sinh giỏi[50]. Hiện nay, toàn tỉnh có 534 trường học đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 66,8%.

Các chính sách an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa được chăm lo, thực hiện tốt[51]. Trợ cấp, thăm hỏi thường xuyên, kịp thời các đối tượng chính sách người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, kỷ niệm ngày Thương binh - liệt sĩ và định kỳ hằng tháng[52]. Phối hợp tổ chức tốt chương trình Cầu truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” và các hoạt động nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thưcmg binh - Liệt sĩ. Hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân cải thiện nhà ở[53], tập trang giải quyết hồ sơ người có công với cách mạng, nhất là các hồ sơ tồn đọng; quyết định điều dưỡng tập trung 4.000 trường hợp người có công với cách mạng; giải quyết chế độ và các thủ tục liên quan đến đối tượng chính sách người có công với cách mạng 5.834 trường hợp. Toàn tỉnh hiện có 15.332 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, với 410 Mẹ còn sống đều được các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng.

Công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, mở rộng các bệnh viện, trang tâm, cơ sở y tế, nhất là ở tuyến huyện, tuyến xã để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân. Các cấp, các ngành tập trang chỉ đạo đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19[54]; tích cực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết[55], các loại dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Công tác giảm nghèo bền vững, huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều được tích cực chỉ đạo thực hiện[56]. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được quan tâm thường xuyên[57]. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2022 ước đạt 69%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ là 29%, đạt 100% kế hoạch.

3. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được chỉ đạo thực hiện tích cực

Hoàn thành phê duyệt danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ năm 2022 của một số địa phương[58]; kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của 18 huyện, thị xã, thành phố và bổ sung danh mục dự án thu hồi đất năm 2022; Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh. Phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất các dự án, phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất. Tiếp tục phát huy hiệu quả, củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Thống nhất chủ trương đầu tư và phê duyệt danh mục đầu tư 39 dự án khai thác khoáng sản để đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện, thị xã. Ban hành 17 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Cấp, ban hành 52 giấy phép, quyết định liên quan đến hoạt động khoáng sản. Tiếp tục giải quyết các nội dung liên quan đến đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu và điều chỉnh quy hoạch dự trữ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép[59]; việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt; thu hút lựa chọn nhà đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác theo quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiếp nhận dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Bắc Quảng Nam sớm đưa vào hoạt động.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

1. Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của tỉnh có mặt chưa đồng bộ, chưa có sự đổi mới, nhất là về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và công tác phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác nắm tình hình Nhân dân, tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, tham mưu giải quyết những kiến nghị, đề xuất chính đáng của Nhân dân tại một số cấp ủy chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng đơn, thư vượt cấp, khiếu nại, khiếu kiện tập trung đông người vẫn còn xảy ra.

  1. Nguồn thu từ tiền sử dụng đất còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, dự báo trong trung hạn sẽ khó đảm bảo dự toán đề ra[60], tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt thấp[61]; thủ tục hành chính liên quan đến công tác kêu gọi đầu tư còn vướng mắc, chậm khắc phục. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh[62] và một số chỉ số khác tụt hạng so với năm 2020. Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự vào cuộc và quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi số. Công tác lập Quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung của một số địa phương còn chậm so với yêu cầu; tiến độ triển khai các dự án, công trình trọng điểm chưa bảo đảm; tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm tiến độ; công tác phối hợp giải quyết các hồ sơ, thủ tục giữa các sở, ngành, địa phương chưa đảm bảo tiến độ, nhiều văn bản đề nghị góp ý trả lời chậm hoặc có trường hợp không trả lời. Việc tổ chức thi tuyển công chức, viên chức năm 2022 còn chậm so với yêu cầu. Nhân lực ngành y tế, giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, xảy ra tình trạng thừa, thiếu viên chức giáo dục cục bộ ở một số cấp học, một số địa phương, nhất là khu vực miền núi. Dịch sốt xuất huyết có thời điểm bùng phát mạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Một số địa phương thiếu tập trung chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bền vững nên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 còn cao.
  2. Công tác quản lý dự án, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai còn xảy ra sai phạm, tiến độ giải quyết một số vụ việc còn chậm, kéo dài. Tình hình an ninh trật tự vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, tín dụng đen, đánh bạc qua mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao... vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy tại Cửa Đại, thành phố Hội An gây hậu quả nghiêm trọng làm 17 người tử vong. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở có mặt, có nơi còn hạn chế; hoạt động của một số hội quần chúng hiệu quả chưa cao.

2. Nguyên nhân

2. 1. Nguyên nhân khách quan

  • Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng đáng kể đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các mặt công tác, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tác động của thiên tai, mưa lũ bất thường gây thiệt hại nặng nề trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.
  • Trung ương chậm ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng.

2. 2. Nguyên nhân chủ quan

  • Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu tập trung, quyết liệt; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa phát huy tốt.
  • Năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa, tổ chức thực hiện của một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc; trình độ, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc còn hạn chế.
  • Công tác phối hợp giữa sở, ban, ngành cấp tỉnh với cấp huyện trong tháo gỡ các điểm nghẽn, xử lý những vấn đề khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính chưa kịp thời, triệt để, còn có hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
  • Một số dự án sản xuất, nhà ở, khu đô thị phải gia hạn, điều chỉnh tiến độ kéo dài thời gian thực hiện, chậm nộp tiền sử dụng đất; một số dự án tổ chức huy động vốn, chuyển nhượng, phân lô bán nền khi chưa hoàn thiện các thủ tục theo quy định, dẫn đến tranh chấp kéo dài.
  • Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai kéo dài qua nhiều thời kỳ nên việc chỉ đạo giải quyết gặp nhiều khó khăn, bất cập.

 

Phần thứ ba

MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT KINH TẾ- XÃ HỘI 

CỦA HUYỆN PHƯỚC SƠN NĂM 2022

(Theo Báo cáo số 175-BC/HU, ngày 23/11/2022 của Huyện ủy)

 

I. KẾT QUẢ NỔI BẬT KT-XH CỦA HUYỆN NĂM 2022

1. Về kinh tế

Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 1.883/1.850 ha, đạt 102% KH1 (tăng 59 ha so với cùng kỳ); năng suất lúa nước đạt 41,65 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.424/4.423 tấn, đạt 100,02% KH (tăng 506 tẩn so với cùng kỳ). Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện khá tốt, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi2; đang triển khai dự án vùng trồng cây ăn quả, cây dược liệu tập trung, kết hợp bố trí săp xếp dân cư tại xã Phước Chánh và xã Phước Năng, với quy mô 590 ha.

Tổng đàn gia súc đạt 11.752 con, đạt 104% KH3, tăng 1.507 con so với cùng kỳ, tổng đàn gia câm 35.000 con; triển khai xây dựng 02 khu chăn nuôi tập trung tại xã Phước Hoà và Phước Hiệp, với quy mô 40 ha/khu; tạo điêu kiện cho Công ty TNHH nông nghiệp Công nghệ cao Phước Sơn triển khai dự án đâu tư trang trại chăn nuôi lợn giống sinh sản và cây ăn quả tại xã Phước Hiệp, với quy mô 7,5 ha. Công tác phòng, chống dịch bệnh được chỉ đạo quyết liệt, dịch bệnh được kiểm soát tốt; tổ chức triển khai tiêm phòng văc xin cho vật nuôi và phun hoá chất vệ sinh, tiêu độc khử trùng để phòng chống dịch, tỷ lệ đạt trên 68%.

Công tác khuyến nông, khuyến lâm luôn được chú trọng; tổ chức 03 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi cho 842 hộ/8 xã. Triển [63][64] [65] khai 03 mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất[66]. Tổng diện tích nuôi cá nước ngọt 14 ha, sản lượng 11 tấn; nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện ĐăkMi 4 quy mô 10 lồng, sản lượng đạt 8 tấn.

Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng, chống cháy rừng được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Trong năm, các ngành chức năng của huyện kiểm tra, phát hiện và lập biên bản 28 vụ vi phạm (giảm 12 vụ so với cùng kỳ); trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 22 vụ, khởi tố hình sự 06 vụ, tạm giữ trên 39 m3 gỗ các loại, 02 ô tô, 02 xe mô tô, 04 cưa xăng; không xảy ra cháy rừng. Trồng rừng sản xuất 1.000 ha, đạt 100% KH[67]; trồng 1.018.361/883.150 cây xanh theo Đề án trồng mới 01 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, đạt 115% KH[68]; chăm sóc và bảo vệ rừng trồng thay thế 159,05 ha. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ước đạt 100.000 m , 20 tấn song mây. Tiếp tục tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách theo Nghị quyết số 38/2021/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh, với diện tích là 72.999,75 ha[69]. HĐND huyện thông qua biện pháp hỗ trợ thí điểm chuyển đổi rừng trồng keo sang trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng chăm sóc, bảo vệ và theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển 1.000 cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn xã Phước Lộc; trong năm, nhân dân tự mua giống, trồng mới khoảng 1.080 cây Sâm Ngọc Linh[70]. Xây dựng phương án khoanh nuôi, bảo tồn và phát triển nguồn giống ba kích tím và cây dược liệu khác tại xã Phước Kim, diện tích 1000 ha. Triển khai mô hình trồng cây Ba kích (giống nuôi cấy mô); mô hình trồng cây Sâm Bố chính; hỗ trợ giống quế Trà My cho Nhân dân theo Phương án đã được phê duyệt[71] [72] [73]; tiếp tục quản lý, bảo vệ chăm sóc khu vườn Sa nhân tím 7,5 ha tại xã Phước Kim. Triển khai xây dựng Đề án bảo tồn, phát triển câ^ dược liệu, Quế Trà My, Sâm Ngọc Linh, giai đoạn 2022- 2025 theo Nghị quyết so 09//2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 được tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy định. Tổng kế hoạch vốn Chương trình MTQG giảm nghèo đã phân bổ là 67.436 triệu đồng (trong đó: vốn đầu tư 60.692\ triệu đồng triển khai xây dựng mới 04 công trình10; vốn sự nghiệp 6.744 triệu đồng đã phân bổ cho các đơn vị triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình11). Tổng kế hoạch vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi đã phân bổ là 55.175 triệu đồng (trong đó: vốn đầu tư 34.152 triệu đồng triển khai xây dựng mới 10 công trình cấp huyện12 và phân cấp cho cấp xã mỗi xã 01 tỷ đồng, đâu tư 15 công trình; vồn sự nghiệp 21.022 triệu đồng đã phân bổ cho các đơn vị triển khai các dự án, tiểu dự án của Chương trình13). Tổng kế hoạch vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM đã phân bổ là 21.666,875 triệu đồng (trong đó: vồn đâu tư 19.141,875 triệu đồng triển khai xây dựng mới 30 công trình14; vồn sự nghiệp 2.715 triệu đồng đã phân bổ cho các xã đê thực hiện hô trợ thôn NTM, quy hoạch NTM, hô trợ trồng cây xanh, bóng mát, nhân rộng mô hình tiên tiên và hoạt động quản lý chỉ đạo chương trình15). Đối với nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 7,5 tỷ đồng đầu tư cho 04 xã điểm Phước Chánh, Phước Công, Phước Năng, Phước Hiệp, đến nay các công trình đã khởi công, giải ngân 4,757 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 63,4% KH. Dự kiến đến 31/12/2022, giải ngân đạt 100% KH. Tập trung chỉ đạo rà soát các tiêu chí xã NTM theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2022-2025 (theo Quyết định 2702/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh) trên địa bàn huyện; dự kiến đến cuối năm 2022, toàn huyện đạt 136 tiêu chí/11 xã, trung bình đạt 12,36 tiêu chí/xã[74] [75] [76][77] [78]. Tiếp tục duy trì 10 sản phâm OCOP đã được UBND tỉnh đánh giá, công nhận đạt 03 sao và 03 sản phâm mới đăng ký trong năm 2022[79].

Công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022 được triển khai theo phương án đã phê duyệt. Hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn giai đoạn năm 2021-2025; Ke hoạch rà soát quy hoạch các khu, điểm tái định cư phòng chống thiên tai, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Công tác bố trí, sắp xếp ổn định dân cư theo Nghị quyết số 23/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh được thực hiện; đã phê duyệt (điều chỉnh) 68 hộ (67 hộ di dời, 01 hộ chỉnh trang), với nhu cầu kinh phí thực hiện 5.160 triệu đồng; đến nay đã thực hiện 68/68 hộ, giải ngân 3.736,5 triệu đồng, đạt tỷ lệ 72,41% KH. Đã bàn giao mặt bằng 02 khu tái định cư (thôn 3, xã Phước Kim; thôn 4, xã Phước Chánh) để sắp xếp, bố trí chỗ ở ổn định cho các hộ dân.

Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, đền bù, GPMB được tăng cường. Hoàn thành Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phước Sơn giai đoạn đến năm 2030; đang trình UBND tỉnh phê duyệt Đồ án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Khâm Đức và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2025 và 2030; triển khai khảo sát lập nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết (1/500) 1 phần phân khu 1 (phía Tây Nam) thị trấn Khâm Đức. Hoàn thành Kế hoạch sử dụng đất năm 2022; triển khai lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023. Tiếp tục thực hiện các dự án đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lúa tại 05 xã vùng cao; dự án đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN quyền sử dụng đất lâm nghiệp, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các xã Phước Hòa, Phước Hiệp, Phước Đức và thị trấn Khâm Đức. Lập thủ tục và cấp 110 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với diện tích 30,27 ha/110 hộ gia đình, cá nhân[80]. Công tác đền bù, GPMB các công trình, dự án được thực hiện đảm bảo theo quy định; ban hành Quyết định thu hồi đất của 05 dự án, với diện tích 4,87 ha; thẩm định, phê duyệt 05 phương án bồi thường với tổng kinh phí bồi thường 1,2 tỷ đồng/31 hộ gia đình, cá nhân.

Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, môi trường được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Trong năm, các ngành chức năng tổ chức 8 đợt kiểm tra, truy quét đẩy đuổi các hoạt động khai thác khoáng sản trái pháp luật trên địa bàn huyện[81]; đồng thời duy trì thường xuyên kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, chấn chỉnh kịp thời công tác bảo vệ môi trường tại các mỏ. Hoàn thiện Đề án đóng cửa mỏ tại khu vực G9, xã Phước Hòa trình tỉnh thẩm định phê duyệt. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và tháng hành động vì môi trường năm 2022 được triển khai theo kế hoạch.

Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục duy trì, phát triển ổn định. Tong giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 ước đạt 141,671 tỷ, tăng 9,03% so với cùng kỳ (không tính ngoài quốc doanh - khai thác vang, thủy điện). Hoạt động thương mại - dịch vụ đáp ứng được nhu cầu về trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm trong nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường ước đạt 286,41 tỷ đồng (tăng 11,16% so với cùng kỳ năm 2021). Công tác quản lý thị trường, quản lý đô thị và kiến thiết thị chính được thực hiện đảm bảo.

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, đúng Luật Đầu tư công. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện năm 2022 là 397.310 triệu đồng[82]; thanh toán nợ và chuyển tiếp 29 công trình, khởi công mới 96 công trình[83], đến ngày 18/11/2022 tỷ lệ giải ngân đạt 56,82% KH[84]; ước giải ngân đến ngày 31/12/2022 là 65,26% KH[85].

Tổng thu ngân sách (thu nội địa) trên địa bàn huyện ước đến 31/12/2022 là 485.000 triệu đồng, đạt 135,5% dự toán tỉnh giao, 134,8% dự toán huyện giao (tăng 13,8% so với năm 2021). Tổng chi ngân sách huyện ước thực hiện cả năm là 1.084,610 tỷ đồng, đạt 213,9% dự toán huyện giao (tăng 16% so với năm 2021). Nhìn chung, công tác thu, chi ngân sách được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.

Hoạt động tiền tệ, tín dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động chung trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2022, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn 630.822 triệu đồng[86]. Tổng dư nợ cho vay đạt 399.535 triệu đồng, chủ yếu cho vay hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh, hộ đồng bào DTTS khó khăn, sinh viên.

         2. Văn hóa - Xã hội

Hoàn thành tốt kế hoạch năm học 2021-2022[87] và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2022-2023 đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Toàn huyện hiện có 22 trường, với 8.360 em học sinh[88]. Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được quan tâm đầu tư; công tác phổ cập giáo dục, kiểm định chat lượng giáo dục được duy trì. Trong năm, có ? thêm 01 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia[89], nâng số trường đạt chuẩn lên 04/20 trường (trực thuộc huyện), đạt tỷ lệ 20%. Công tác y tế học đường được chú trọng; đề án Sữa học đường được triển khai thực hiện. Tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2022) và khen thưởng các nhà giáo tiêu biểu năm học 2021-2022.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng, chống dịch bệnh Covid- 19 được tập trung thực hiện. Các chương trình quốc gia về y tế được triển khai thường xuyên, đúng kế hoạch. Trong năm, thực hiện khám bệnh 41.191 lượt người, điều trị 3.569 người; công tác tiêm chủng vắc xin phòng dịch bệnh Covid- 19 trên địa bàn huyện tiếp tục được đẩy mạnh[90] . Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố; cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ dân số toàn huyện tham gia BHYT đạt 95,24 %.

Thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách đúng theo quy định[91]. Tổ chức Hội nghị gặp mặt, tuyên dương người tiêu biểu có công với cách mạng trên địa bàn huyện nhân Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2022). Xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 05/11 nhà (04 nhà xây mới, 01 nhà sửa chữa) cho người có công với cách mạng theo Nghị quyết số 11/2019/NQ- HĐND và Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết so ^8/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 45/NQ-HĐND của HĐND tỉnh cho 850 trường hợp, với số tiền 548,91 triệu đồng. Hoàn thành việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022; kết quả toàn huyện có 2.412 hộ nghèo, tỷ lệ 34,67 %, giảm 488 hộ so với năm 2021 (vượt 128 hộ so với KH giao; giảm 7,79 % so với năm 2021); hộ cận nghèo là 889 hộ, tăng 22 hộ cận nghèo so với năm 2021. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm chỉ đạo; đã tổ chức 04 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp với 120 học viên tham gia, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo 27,88 %[92]. Thực hiện tốt các chính sách đối với già làng và người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[93].

Tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao huyện Phước Sơn lần thứ IX năm 2022. Tham gia Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ II tại huyện Đông Giang đạt kết quả cao[94]. Công tác xâỵ dựng cơ quan, đơn vị, khu dân cư và gia đình văn hóa tiêp tục được tăng cường[95]. Hoạt động truyên thanh, truyền hình đảm bảo phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân, kịp thời phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương[96].

II. NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN

1. Lĩnh vực kinh tế

Kết quả sản xuất nông nghiệp chưa bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở một số địa phương chưa quyết liệt; tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt ngưỡng an toàn. Tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 27/9/2021 của Huyện ủy về phát triển lâm nghiệp ben vững còn chậm. Thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới, gặp nhiều khó khăn. Một số đơn vị chủ rừng, địa phương chưa quản lý tốt lâm phận được giao, tình trạng khai thác lâm, khoáng sản trái phép còn diên ra.

Công tác khắc phục hậu quả thiên tai còn chậm, nhất là việc triển khai tái thiết các tuyến đường giao thông (ĐH.PS) và các công trình khắc phục thiên tai khẩn cấp. Công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm so với yêu cầu; tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm, tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Công tác quản lý, điều hành ngân sách ở một số địa phương chưa chặt chẽ. Công tác quản lý quy hoạch đô thị, quản lý đất đai còn mặt hạn chế, tình trạng lấn chiếm đất đai trái phép vẫn còn xảy ra chưa được xử lý kịp thời.

2. Lĩnh vực văn hóa-xã hội

Đội ngũ giáo viên thiếu ổn định gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp dạy học; tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn xảy ra, nhất là học sinh cấp trung học phổ thông. Công tác đào tạo nghề, xuất khẩu lao động còn gặp khó khăn; triển khai các

Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Công tác giảm hộ nghèo ở một số địa phương chưa đạt chỉ tiêu giao[97].

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có mặt hạn chế; năng lực một bộ phận viên chức y tế chưa đáp ứng yêu cầu; số trường hợp sinh con thứ 3 và tảo hôn tăng cao so với cùng kỳ[98]. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” một số nơi chất lượng chưa cao. Triển khai Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện còn chậm.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ- XÃ HỘI THEO  NGHỊ QUYẾT  CỦA HUYỆN ỦY - NĂM 2022

(Kèm theo Báo cáo số 175 -BC/HU, ngày 23 /11/2022 của Huyện ủy Phước Sơn)

TTChỉ tiêuĐơn vị

Chỉ tiêu HĐND

Thực

hiện

Tỷ lệ

%

Đạt/Không đạt chỉ tiêu

Tỷ lệ % (+/-) so với năm 2021

ICác chỉ tiêu về kinh tế: 
01

Tốc đô tăng trưởng kinh tế (GO)

%99,58106,44 %Đạt

+ 33,94 %

02

Tổng sản lượng lương thực có hạt

Tấn4.4234.424100,02 %Đạt

- 0,98 %

(chỉ tiêu thực hiện cao hơn năm 2021)

03

Tổng đàn gia súc

Con11.31011.752104 %Đạt

+ 13,50 %

04

Tổng đàn gia cầm

Con

35.000

35.000100 %Đạt

- 1,00 %

05

Thu nôi địa

Tỷ đồng

359.760

485.000134,8 %Đạt

+ 2,50 %

IICác chỉ tiêu về văn hóa, xã hội 
06

Giảm hộ nghèo

Hộ360488135,5 %Đạt

+ 29,50 %

07

Số hộ dân ở thị trấn Khâm Đức được sử dụng nước sạch

%9595100 %Đạt+ 0 %
08

Số hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

%98100102 %Đạt

+ 2,00 %

09

Số hộ được sử dụng điện sinh hoạt

%10099,699,6 %Không đạt

+ 9,60 %

10

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%2727,88103,2 %Đạt

+ 3,20 %

11

Giải quyết việc làm

Lao động300305101,6 %Đạt

+ 41,60 %

12

Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

0100 %Không đạt+ 0 %
13

Trường đạt chuẩn quốc gia

Trường0101100 %Đạt+ 0 %
14

Thôn, tổ dân phố văn hóa

%7583,3111 %

Đạt

+ 7,00 %

15

Gia đình được công nhận Gia đình văn hóa

%8589,6107 %Đạt

+ 2,00 %

16

Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa

%9095,34105 %Đạt

- 2,00 %

IIICác chỉ tiêu về môi trường: 
17

Trồng rừng

Ha1.0001.000100 %Đạt+ 0 %
18

Trồng mới cây xanh

cây

883.150

1.018.361115 %Đạt

+ 115 %

19

Xử lý rác thải sinh hoạt đối với thị trấn Khâm Đức đạt

%9090100 %Đạt+ 0 %
IVCác chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh 
20

Giao quân

Thanh

niên

6464100 %Đạt+ 0 %
21

Xã, thị trấn vững mạnh về quốc phòng, an ninh.

%100100100 %Đạt+ 0 %
22

Xã, thị trấn đạt vững mạnh toàn diện

0507140 %Đạt

+ 40,00 %

VChỉ tiêu về xây dựng Đảng 
 Kết nạp đảng viên mới80/70 đảng viên114 %Đạt

+ 7,00 %

  So với chỉ tiêu tỉnh giao: 80/80 đảng viên 

 

III. PHƯƠNG HƯỚNG, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2023

(Theo Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 12/12/2022

 

  1. Phương hướng
    1. Chủ đề công tác năm 2023: “Tập trung phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị”.
    2. Phương hướng: Tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Huy động tối đa nguồn lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ đột phá, huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường . Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền vận động của cả hệ thống chính trị góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2023 .

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

  1. Các chỉ tiêu về kinh tế
  2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GO) đạt 9% .
  3. Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.468 tấn.
  4. Tổng đàn gia súc 14.270 con; gia cầm trên 35.000 con .
  5. Thu ngân sách (thu nội địa) 401.950 triệu đồng.
    1. Các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội
  6. Giảm 400 hộ nghèo trở lên .
  7. Phấn đấu 95% số hộ dân ở thị trấn Khâm Đức được sử dụng nước sạch, 100% số hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
  8. Phấn đấu 100% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt .
  9. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 28%; giải quyết việc làm 300 lao động trở lên.
  10. Có thêm 01 đến 02 xã đạt chuẩn quốc gia về tế
  11. Có thêm 01 đến 02 trường học đạt chuẩn quốc gia .
  12. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 01 xã (xã Phước Năng).
  13. Trên 75% thôn, tổ dân phố văn hóa; trên 85% gia đình được công nhận Gia đình văn hóa; trên 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa
    1. Các chỉ tiêu về môi trường
  14. Trồng rừng 1.000 ha.
  15. Trồng mới 749.000 cây xanh.
  16. Xử lý rác thải sinh hoạt đối với thị trấn Khâm Đức đạt 90% .
    1. Các chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh
  17. Giao quân đạt 100% chỉ tiêu .
  18. 100% xã, thị trấn vững mạnh về quốc phòng, an ninh . Trong đó có 07 xã, thị trấn đạt vững mạnh toàn diện
    1. Các chỉ tiêu về xây dựng Đảng
  19. Kết nạp 70 đảng viên trở lên;
  20. Đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt tỷ lệ từ 90% trở lên, số tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trên 80%, không có tổ chức cơ sở đảng không hoàn thành nhiệm vụ

---------------------

 

[1]Các chính sách tài khoá, tiền tệ, thương mại, đầu tư, thị trường, giá cả… được phối hợp chặt chẽ, điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp thực tiễn. Công tác điều hành giá được chỉ đạo quyết liệt, sát sao, hiệu quả, nhất là đối với xăng, dầu, điện, các dịch vụ giáo dục, y tế...

[2] Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 21% so với cùng kỳ.

[3]Như: Bắc Giang (23,98%), Khánh Hòa (20,48%), Cần Thơ (17,57%), Đà Nẵng (16,76%), Hậu Giang (14,74%), Thanh Hóa (14,24%), Lâm Đồng (14,18%), Quảng Nam (13,15%), Hải Phòng (12,06%), Tây Ninh (11,52%)...

[4] Tổng số thu NSNN 9 tháng đạt 1.327 nghìn tỷ đồng; cả năm ước đạt 1.614 nghìn tỷ đồng.

[5] Cả năm dự báo đạt 735 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 368 tỷ USD, là năm thứ 7 liên tiếp xuất siêu.

[6] Số lao động có việc làm quý III/2022 là 50,8 triệu người, tăng 3,5 triệu người so với cùng kỳ; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,28%, giảm 1,7% so với cùng kỳ.

 

[7] Trong đó, số tiền miễn thuế, phí, lệ phí khoảng 40 nghìn tỷ đồng, đạt 62% kế hoạch năm 2022; giải ngân cho vay hỗ trợ tạo việc làm 7 nghìn tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm 2022

[8] Trong đó, đưa vào khai thác 365 km cao tốc (Cao Bồ - Mai Sơn, La Sơn - Túy Loan, Vân Đồn - Móng Cái, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - nút giao Đông Xuân; Cam Lộ - La Sơn) và thông tuyến 200 km cao tốc (Dầu Giây - Phan Thiết; Phan Thiết - Vĩnh Hảo).

[9] Đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, đã thu được trên 22 nghìn tỷ đồng; các khoản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế đã thu được gần 16 nghìn tỷ đồng.

[10]Ước tính đến cuối năm 2022, nợ công vào khoảng 43 - 44% GDP (trần là 60%); nợ Chính phủ khoảng 40 - 41% GDP (trần là 50%) và nợ nước ngoài quốc gia khoảng 40 - 41% GDP (trần là 50%).

[11] Trong đó, Moody's nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam lên Ba2 với triển vọng "ổn định"; S&P nâng hạng lên BB+ với triển vọng "ổn định"; Fitch Ratings xếp hạng BB với triển vọng "tích cực". Nikkei Asia đánh giá chỉ số phục hồi COVID-19 của Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu thế giới. Moody's, IMF, WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 lần lượt là 8,5%, 7,2% và 7%.

[12]Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã tổ chức 7 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách, cho ý kiến, thông qua đối với 33 dự án Luật, đề nghị xây dựng Luật; trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua 16 dự án luật và 05 dự thảo Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù. Theo công bố của WIPO, Chỉ số về thể chế của Việt Nam tăng 32 bậc (từ 83 lên 51) trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022 (GII).

[13] Đã có 38/38 quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch; 04 quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt; 15/38 quy hoạch ngành quốc gia đã lập xong, lấy ý kiến, trình thẩm định; 42 quy hoạch tỉnh đã được lập xong, bao gồm 01 quy hoạch đã được phê duyệt; 07 quy hoạch tỉnh đã thẩm định xong và đang hoàn thiện hồ sơ để trình phê duyệt; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và Nhiệm vụ lập quy hoạch 05 vùng; Chính phủ đang hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia.

[14] Đến nay, giảm 7 tổng cục và tương đương; giảm 10 cục (thuộc bộ và thuộc tổng cục); giảm 60 vụ và tương đương (thuộc bộ và thuộc tổng cục); giảm 9 đơn vị sự nghiệp công lập. Dự kiến giảm 17 tổng cục và tương đương, 10 cục và 145 vụ/ban thuộc tổng cục, bộ; 22 đơn vị sự nghiệp và giảm căn bản phòng trong vụ.

[15]Trong 9 tháng đã cắt giảm, đơn giản hóa 657 quy định kinh doanh; phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 183 quy định; phân cấp thẩm quyền giải quyết 699/5.187 thủ tục hành chính của trên 100 lĩnh vực.

[16] Trong đó, Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

[17]Đã xuất cấp trên 23,3 nghìn tấn gạo hỗ trợ đột xuất cho trên 471 nghìn hộ với 1,55 triệu nhân khẩu.

[18]Đến nay, đã có 5.854/8.225 xã (71,2%), 255/664 đơn vị cấp huyện (39,6%) đạt chuẩn nông thôn mới; 18 tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

[19]Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%; ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm. Thu nhập bình quân của người lao động quý III/2022 đạt 7,6 triệu đồng/tháng (tăng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ).

[20]Đến ngày 16/10/2022, cả nước đã tiêm được trên 260,6 triệu liều. Tỷ lệ tử vong do COVID-19 của Việt Nam là 0,4%, thấp hơn trung bình của thế giới (1,1%).

[21]Năm 2022, Việt Nam có 38 học sinh tham dự các cuộc thi Olympic khu vực, quốc tế và tất cả đều được nhận huy chương, bằng khen (13 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 8 huy chương đồng và 5 bằng khen). Theo THE WUR 2023, Trường Đại học Duy Tân và Trường Đại học Tôn Đức Thắng trong nhóm 401 - 500; Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1001 - 1200; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm từ 1501 trở lên.

[22]Kỹ năng nghề của người học được tăng cường, khoảng 80% người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế; đã dành 2 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn cho dạy nghề.

[23]Hệ thống bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện; nhiều sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục...

 

[24] Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai; Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

 

[25]  Tổng số cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc là 39.552 người, chiếm 1,94% số biên chế giao năm 2021.

 

[26]Các nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch của Ủy ban thường vụ Quốc hội triển khai Kết luận số 19-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và các Nghị quyết của Quốc hội; thường xuyên rà soát, nghiên cứu đề xuất bổ sung các nhiệm vụ lập pháp nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, định hướng được đề ra trong các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết của đời sống xã hội.

 

[27]Trong đó, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin, nhất là với đối tượng ưu tiên (tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi). 

 

[28]  Như: Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2; khởi công mới một số đoạn đường bộ cao tốc; Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Vành đai 4 Thành phố Hà Nội; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Đắk Nông - Bình Phước; Nam Định - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng; Kon Tum - Quảng Ngãi; Lạng Sơn - Cao Bằng…

[29] Như các sân bay: Phan Thiết, Thành Sơn, Chu Lai, Lào Cai, Nà Sản, Vinh; nghiên cứu nâng cấp, mở rộng theo phương thức PPP để khai thác lưỡng dụng đối với các sân bay Biên Hòa, Gia Lâm và một số sân bay khác…

[30] Theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị.

 

[31]Số liệu Tổng Cục Thống kê công bố.

[32] Đứng vị thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước, 04/14 tỉnh, thành phố Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ (sau Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa); đứng 2/5 tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Đà Nang).

[33]Tăng 1,18 lần (+17,5 nghìn tỷ) so với năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19); đứng vị thứ: 19/63 tỉnh, thành phố cả nước; 5/14 tỉnh, thành phố Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ (sau Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nang, Quảng Ngãi); đứng 3/5 tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Đà Nang, Quảng Ngãi).

[34]Đến nay, Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thông qua Hội nghị Tỉnh ủy, tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương giáp ranh trình Hội đồng thẩm định Quốc gia, HĐND tỉnh và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2022. Hoàn chỉnh Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

[35]Năm 2021, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 30.258 tỷ đồng.

[36]Trong năm, cấp mới 05 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 68,24 triệu USD, lũy kế đến nay có 194 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 6,05 tỷ USD.

[37]Xây dựng, vận hành Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khoa học, mở rộng kết nối, tạo lan tỏa, khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo được các cơ quan Trung ương, chuyên gia khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam và cộng đồng khởi nghiệp đánh giá cao. Tổ chức thành công ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi số - Sản phẩm OCOP tỉnh lần thứ ba - TechFest Quảng Nam 2022 với sự tham gia của hơn 600 sản phẩm khởi nghiệp đến từ 10 tỉnh, thành phố trên toàn quốc tạo làn sóng kết nối, giao lưu mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp.

[38]Dự án: “Ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời và hệ thống náo đảo tự động nâng cao hiệu quả cho sản xuất nước mắm truyền thống tại xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ”; “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ hạt lúa giống cấp xác nhận theo chuỗi liên kết bền vững tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”; “Ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời và hệ thống náo đảo tự động nhằm nâng cao hiệu quả cho sản xuất nước mắm truyền thống tại HTX Hai Hiền xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”; “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển bò thịt F2 từ phương pháp lai giữa bò đực BBB và bò cái lai Zebu trên địa bàn huyện Hiệp Đức”; “Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật phát triển mô hình chăn nuôi heo cỏ miền núi an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Đông Giang”. Phương án “Xây dựng mô hình sản xuất giống và trồng, chăm sóc cây tiêu Tiên Phước theo hướng bền vững tại huyện Tiên Phước”.

[39]Tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. ^

[40]Trong năm, có 7.737 hộ được sắp xếp; việc hỗ trợ sắp xếp dân cư, xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ, lụt với tổng kế hoạch vốn đã thực hiện là 269,834 tỷ đồng.

[41]Đầu tư kiên cố hóa hệ thống đường huyện, giao thông nông thôn, vùng nguyên liệu; hỗ trợ thủy lợi, tưới tiêu tiên tiến tiết kiệm nước; đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích bảo tồn và phát triển Quế Trà My; hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam...

[42]Toàn tỉnh có tổng số 111 sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2022; đã phân bổ 11 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp ngân sách tỉnh cho các địa phương để triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND, ngày 13/01/2021 của HĐND tỉnh.

[43]Hỗ trợ thành lập mới 41 hợp tác xã (HTX), đào tạo 01 HTX, hỗ trợ thu hút lao động trẻ về làm việc tại 12 HTX.

[44]Dự kiến năm 2022, có thêm 05 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 123 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 63,4%. Bình quân chung số tiêu chí NTM đạt chuẩn của toàn tỉnh (194 xã) là 16,48 tiêu chí/xã; không còn xã đạt dưới 08 tiêu chí; có 17 xã đạt từ 15-17 tiêu chí, 54 xã đạt từ 10-14 tiêu chí và 06 xã đạt từ 08-09 tiêu chí. Toàn tỉnh có 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành NTM.

[45]Mừng Đảng, mừng Xuân Nhâm Dần 2022; kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công; 150 năm ngày sinh Nhà yêu nước Phan Châu Trinh; 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ...

[46]Giải cầu lông vô địch đồng đội nam nữ hỗn hợp quốc gia; giải Vô địch trẻ Vovinam toàn quốc năm 2022; giải vô địch các Câu lạc bộ Taekwondo quốc gia Cúp Đại sứ Hàn Quốc năm 2022; giải Karate vô địch trẻ toàn quốc năm 2022; giải Bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2022; giải Cầu lông trung, cao tuổi toàn quốc năm 2022; giải Bóng bàn truyền thống tranh Cúp VTV8 năm 2022 tại Quảng Nam. ^

[47]Cử đoàn vận động viên tham gia thi đấu 26 giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế, đạt 132 huy chương các loại. Đoàn vận động viên Quảng Nam thi đấu đạt Cúp, Cờ thứ hạng Ba toàn đoàn đối kháng nữ tại giải Vô địch các Câu lạc bộ Taekwondo quốc gia, Cúp Đại sứ Hàn Quốc năm 2022 với 17 huy chương các loại. Tham gia đoàn thể thao Việt Nam tại Seagames 31, vận động viên của tỉnh đạt 01 Huy chương vàng môn Taekwondo, 01 huy chương đồng môn Vovinam. Tổ chức thành công 15/17 giải thể thao trong chương trình Đại hội Thể dục thể thao tỉnh năm 2022..

[48]Hiện nay, cấp mầm non có 167 trường, tỷ lệ 58%; tiểu học: 185 trường, tỷ lệ 77,4%; THCS: 158 trường, tỷ lệ 72,5%; THPT: 24 trường tỷ lệ 45,3%.

[49]Xây mới 346 phòng học cho các cấp học. Kinh phí đầu tư, mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất chuẩn bị cho năm học mới gần 328 tỷ đồng.

[50]Năm 2022, tỉnh Quảng Nam ở tốp đầu các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên về số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia với 34 giải (tăng 02 giải so với năm 2021). Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 chuyển biến tích cực về điểm trung bình các môn thi so với những năm học trước, tỷ lệ tốt nghiệp đạt ở mức cao (97,84%).

[51]Trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng hơn 812 tỷ đồng, hơn 1.115 tấn gạo cho hơn 140 nghìn cá nhân, hộ gia đình. Giải quyết chế độ, nội dung công việc có liên quan đến đối tượng người có công với cách mạng 5.834 trường hợp. Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với 376.578 cá nhân, người lao động của 572 lượt doanh nghiệp với kinh phí hơn 328 tỷ đồng...

[52]Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hỗ trợ gạo cho 38.379 hộ/85.156 khẩu gặp khó khăn; hỗ trợ tiền mặt gần 2,15 tỷ đồng. Hỗ trợ cho 173 cán bộ, nhân viên, người lao động tại các cơ sở trợ giúp xã hội (CSTGXH) hơn 86 triệu đồng; 609 đối tượng bảo trợ xã hội (BTXH) tại các CSTGXH hơn 304 triệu đồng; trợ cấp, thăm hỏi đối tượng chính sách người có công với cách mạng với tổng kinh phí 68,3 tỷ đồng (trong đó, quà của Chủ tịch nước tặng 76.470 đối tượng với số tiền trên 23,7 tỷ đồng; tỉnh trợ cấp, thăm hỏi 105.895 người có công với cách mạng với tổng kinh phí 44,6 tỷ đồng)... Thực hiện trợ cấp cho các đối tượng BTXH và hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng BTXH với kinh phí khoảng 620 tỷ đồng. Tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ: Quà của Chủ tịch nước tặng 74.581 người với số tiền 22,9 tỷ đồng; nguồn ngân sách tỉnh chi gần 66,2 tỷ đồng; vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” dịp 27/7 năm 2022 đạt trên 06 tỷ đồng...

[53]Đến nay, toàn tinh đã thực hiện được 10.982 nhà (trong đó, xây mới: 3.257 nhà, sửa chữa: 7.725 nhà), kinh phí 280 tỷ đồng; đạt 71,24% so với dự kiến hỗ trợ tại Nghị quyết của HĐND tinh (15.416 nhà).

[54] Đến ngày 13/12/2022, kết quả tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên: số người đã tiêm đủ liều cơ bản: 1.061.865 người, đạt 97,7%; Mũi 3 (nhắc lại lần 1): 682.647 người, đạt 62,8%; mũi 4 (nhắc lại lần 2): 255.200 người, đạt 96,2%. Kết quả tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi: số trẻ được tiêm đủ liều cơ bản: 136.132 trẻ, đạt 99,8%; Số trẻ được tiêm mũi 3: 86.335 trẻ, đạt 64,7%. Kết quả tiêm cho trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi: số trẻ được tiêm mũi 1: 141.844 trẻ, đạt 88,0%; số trẻ được tiêm mũi 2: 69.315 trẻ, đạt 43,0%.

[55]  Đến nay, đã glú nhận 19.712 ca mắc sốt xuất huyết tại 18/18 huyện, thị xã, thành phố; số ca mắc tăng 20,2 lần so với cùng kỳ năm 2021.

[56] Kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025: Tính đến ngày 07/11/2022, số hộ nghèo trên địa bàn tinh còn 29.829 hộ; giảm 3.318 hộ so với năm 2021; đạt clủ tiêu đề ra tại Quyết định số 467/QĐ-UBND, ngày 23/02/2022 của UBND tinh; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 03%; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 06%, đạt mục tiêu theo Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 04/5/2021 của Tinh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tình, giai đoạn 2021 - 2025.

[57]  Tổng số lao động được tạo việc làm tăng thêm ước đạt 15.000/16.000 người, đạt 93,75%; toàn tinh có 810/1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng, đạt 81% kế hoạch; ước đến cuối năm 2022 đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch giao.

[58]  Các huyện: Phước Sơm Hiệp Đức, Nông Sơm Quế Sơn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, Bắc Trà My, Nam Trà My, Núi Thành và thành phố Tam Kỳ.

[59]Tại xã Axan, huyện Tây Giang (cát), dự án bảo vệ Kè Nước Là, huyện Nam Trà My (cát), xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành (đá ốp lát), xã Phước Hòa, Phước Lộc, huyện Phước Sơn (vàng)...

[60]Kế hoạch trung hạn 14.290 tỷ đồng; trong đó, đưa vào cân đối cho đầu tư 10.175 tỷ đồng. Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 mới chỉ thu đạt 3.163 tỷ đồng; trong đó, chi cân đối cho đầu tư năm 2021 và 2022 là 1.714 tỷ đồng, đạt 17% của dự toán kế hoạch trung hạn 2021 - 2025.

[61]Dự kiến đến ngày 31/12/2022, tổng vốn đầu tư công năm 2022 giải ngân 5.767,6 tỷ đồng, đạt 91,9% so với kế hoạch vốn giao từ đầu năm, đạt 70,3% so với kế hoạch vốn sau khi bổ sung.

[62]Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 Quảng Nam đứng vị trí thứ 19/63 tỉnh, thành phố cả nước, tụt 06 bậc so với năm 2020.

[63]Diện tích lúa nước 720 ha, năng suất bình quân 41,65 tạ/ha, sản lượng: 2.998 tấn; lúa rẫy 450 ha, năng suất 16 tạ/ha, sản lượng 720 tấn; ngô: 280 ha, năng suất đạt 25 tạ/ha, sản lượng: 700 tấn; săn: 250 ha, năng suất 170 tạ/ha, sản lượng 4.250 tấn; rau, đậu: 183/150 ha.

[64]Triển khai dự án liên kết trồng 2.150 cây Măng cụt, với diện tích 16 ha/14 hộ tham gia theo Nghị quyết 17/NQ- HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh; hỗ trợ 02 trang trại và 20 vườn (kinh tế vườn), với kinh phí 2,2 tỷ đồng theo Nghị quyết 35/2021/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 của HĐND tỉnh

[65]Kế hoạch 2022: Trâu 3.260 con, bò 4.700 con, heo 3.000 con, dê 350 con. Đàn gia câm 35.000 con.

[66]Mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn quả tại xã Phước Mỹ và thị trấn Khâm Đức, với diện tích 1,6 ha, kinh phí trên 137 triệu đồng; mô hình nuôi Dúi tại xã Phước Đức, Phước Năng, quy mô 2 hộ/42 con giống, kinh phí trên 111 triệu đồng; mô hình nuôi Dê sinh sản tại xã Phước Đức, quy mô 11 con dê, kinh phí trên 122 triệu đồng.

[67]Chủ yếu trồng cây keo và trồng lại trên đất sau khai thác.

[68]Kế hoạch năm 2022: 883.150 cây (gồm năm 2022: 691.000 cây và còn lại của năm 2021: 192.150 cây).

[69]Diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng trên 11 xã, thị trấn là 42.764,68 ha (Ban Quản lý RPH Phước Sơn: 29.472,75 ha; VQG Sông Thanh: 13.291,93 ha); Nghị định số 75/2015/NĐ-CP: 15.010,98 ha, Nghị quyết 120/2020/QH14: 3.997,43 ha (Phước Xuân), Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững (QĐ 886): 2.486,90 ha; Quyết định 24/2012/QĐ- TTg: 4.893,53 ha (do VQG Sông Thanh thực hiện) tại Phước Xuân, Phước Năng. Ngoài ra, dự án KfW10 là 3.846,23 ha (đã hết hạn 30/6/2021), hiện nay đã bàn giao công tác triển khai dự án KfW 10 cho các xã Phước Hiệp, Phước Xuân thực hiện.

[70]Trồng cây 1 năm tuổi: 650 cây; cây 02 năm tuổi: 250 cây; cây 03 năm tuổi: 180 cây.

[71]Mô hình trồng cây ba kích nuôi cấy mô: (1.000 - 1.500 cây giống), kinh phí 24.227.400 đồng; Mô hình trồng cây Sâm Bố chính (1.000 - 1.500 cây giống), kinh phí 24.822.290 đồng; hỗ trợ giống quế Trà My cho Nhân dân các xã Phước Thành, Phước Lộc trồng theo kế hoạch năm 2022 là 59.400 cây/63 hộ.

[72]Khu chăn nuôi tập trung xã Phước Hòa; Khu chăn nuôi tập trung xã Phước Hiệp; Hạ tầng khu trồng cây ăn quả, dược liệu kết hợp bố trí dân cư Phước Năng, Phước Chánh và Đường nối đường HCM vào khu sản xuất Krung - Krang, xã Phước Xuân. Đến nay, các công trình đã thẩm định, phê duyệt báo cáo KTKT và phân bổ kế hoạch vốn, giải ngân 678 triệu đồng. Dự kiến đến 31/12/2022, giải ngân 30.346 triệu/60.692 triệu đồng, đạt 50% KH.

[73]Các đơn vị đã xây dựng kế hoạch để thực hiện, giải ngân 1.767 triệu đồng (nguồn duy tu, bảo dưỡng NSTW). Dự kiến đến 31/12/2022, giải ngân 4.331 triệu/6.744,146 triệu đồng, đạt 64%KH.

[74]Điện Khu dãn dân thôn 1 xã Phước Năng; Điện Khu dãn dân thôn 2 xã Phước Năng; Xây mới 04 phòng 02 tầng trường mẫu giáo liên xã Năng - Mỹ; Trường TH&THCS xã Phước Năng; hạng mục: phòng chức năng, vệ sinh giáo viên; Nâng cấp trường tiểu học liên xã Phước Chánh - Phước Công; Trường PTDTBT THCS Phước Chánh; Hệ thống nước sinh hoạt thôn Lao Đu, xã Phước Xuân; khu dãn dân thôn 4 xã Phước Hiệp; Khu dãn dân thôn 1 xã Phước Năng; Nước sinh hoạt trung tâm xã Phước Chánh. Đến nay, có 06 công trình cấp huyện đã tổ chức thi công, giải ngân 4.265 triệu đồng, đạt tỷ lệ 12,5% KH; các công trình còn lại đã phê duyệt báo cáo KTKT và phân bổ KH vốn. Dự kiến đến 31/12/2022, giải ngân 20.281 triệu đồng, đạt 59% KH.

[75]Hiện nay, các đơn vị được giao nhiệm vụ đang xây dựng kế hoạch, phương án để thực hiện, chưa giải ngân. Dự kiến đến 31/12/2022, giải ngân 10.012 triệu/19.461 triệu đồng, đạt 51% KH.

[76]Đến nay, đến nay hầu hết các công trình đã hoàn thành các thủ tục đang triển khai thi công, giải ngân 5.376 triệu đồng, đạt tỷ lệ 29% KH; dự kiến đến ngày 31/12/2022, giải ngân 80% KH.

[77]Hiện nay, các đơn vị đang thực hiện, chưa giải ngân. Dự kiến đến ngày 31/12/2022, giải ngân đạt 55% KH

[78]Trong đó: 01 xã đạt chuân NTM: Phước Xuân; xã đạt 17 tiêu chí: Phước Năng; nhóm xã từ 10-14 tiêu chí: 7 xã; nhóm xã dưới 10 tiêu chí: 2 xã Phước Lộc, Phước Thành. Giảm 04 tiêu chí so với năm 2021, nguyên nhân giảm chủ yếu là do một số chỉ tiêu mới yêu cầu cao (chỉ tiêu lao động qua đào tạo; tiêu chí thu nhập; tiêu chí nghèo đa chiều yêu cầu cao, tỷ lệ dân số có sổ khám bệnh điện tử,...).

[79]Năm 2022, công nhận thêm 01 sản phâm đạt 03 sao (Gạo Bhaton); 03 sản phâm còn lại: Bộ lót ly tách mỹ nghệ Quế, chổi đót Phước Công và Cao chanh đường phèn đã hoàn chỉnh thủ tục đề nghị tỉnh đánh giá, công nhận.

[80]Đất ở đô thị 8 GCN/08 hộ/ 2,64 ha; đất ở nông thôn 36 GCN/36 hộ/2,48 ha; đất nông nghiệp 62 GCN/62 hộ/11,08 ha; Đất lâm nghiệp 04 GCN/04 hộ/14,07 ha.

[81]Phá hủy 43 lán trại, 05 máy nổ, 13 cối xay đá, 01 củ điện, 01 dàn máy xay và chặt phá 1.900m ống dây nước.

[82]Ngân sách huyện quản lý 340.309 triệu đồng, ngân sách xã quản lý 57.507 triệu đồng.

[83]Cấp huyện 41 công trình, cấp xã 55 công trình.

[84]Ngân sách huyện đạt 57,3%KH, ngân sách xã đạt 53,1%KH.

[85]Ngân sách huyện đạt 73,6%KH, ngân sách xã đạt 56,1%KH.

[86]Ngân hàng NN&PTNT: 317.0196 triệu đồng; NHCSXH: 213.626 triệu đồng.

[87]Tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học 100 %; tốt nghiệp THCS trên 99,6 %; tốt nghiệp THPT 95 %; học sinh đỗ đại học, cao đẳng đạt trên 60 %.

[88]Mẫu giáo 1.791 em, tiểu học 3.355 em, THCS 2.277 em, THPT 1.009 em.

[89]Trường TH&THCS xã Phước Hiệp.

[90]Tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại lần 1 và mũi nhắc lại lần 2 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 63,9 % và 93,1 %; tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 1, mũi 2 và mũi nhắc lại cho trẻ 12 đến dưới 18 tuổi lần lượt đạt 99,4 %; 98,8 % và 75,1 %; tỷ lệ tiêm vắc xin cho trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi: Mũi 1 đạt 94,8 % và mũi 2 đạt 51,9 %.

[91]Giải quyết cho các đối tượng BTXH: 1.632 đối tượng/9.386.640.000 đồng/11 tháng; đối tượng chính sách có công: 303 đối tượng/7.541.149.000 đồng/11 tháng; mua, cấp phát 80 tấn gạo cứu đói cho hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên Đán; cấp 17.587 thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội.

[92]Tổ chức các lớp đào tạo phi nông nghiệp dưới 3 tháng; tổ chức 01 sàn giao dịch việc làm và 3 điểm tư vấn cho Công ty Thaco tư vấn, tuyển dụng lao động; phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện, Trường CĐ Quảng Nam tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh thuộc diện phân luồng; kết quả: có hơn 400 em học sinh và người lao động tham gia các điểm tư vấn và sàn giao dịch; Trường CĐ Quảng Nam tuyển sinh 23 em; Trường CĐ ThaCo tuyển sinh 05 lao động để đào tạo đưa đi làm tại nông trường Lào; Công ty ThaCo tuyển dụng trực tiếp 01 lao động qua sàn giao dịch.

[93]Tổ chức thăm hỏi, động viên người có uy tín dịp tết Nguyên đán Canh Dần. với số tiền 29,5 triệu đồng/59 suất quà; thăm và hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau, gặp khó khăn do tlúên tai, hỏa hoạn, với số tiền 48,5 triệu đồng/45 suất quà; phối họp với Ban Dân tộc tinh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 37/59 người có uy tín; đưa, đón 02 người có uy tín tiêu biểu tham quan học tập kinh nghiệm ở các tinh Miền Trung - Tây Nguyên.

[94]Đạt giải 3 toàn đoàn.

[95]Kết quả năm 2022: có 6.371/7.107 hộ đạt GĐVH (89,6 %), 35/42 khu dân cư đạt chuẩn văn hóa (83,3 %), 11/12 xã đạt chuẩn văn hóa NTM (91,6 %), 82/86 cơ quan, đơn vị, doanh nglúệp đạt chuẩn văn hóa (95,3 %)

[96]Thực lúện sản xuất 370 chương trình phát thanh, 57 chương trình truyền hình, 161 bản tin tiếng Blmong.

[97]Phước Thành: Đạt 25/42 hộ; Phước Kim 11/20 hộ; Phước Đức 33/39 hộ; Phước Hòa 22/26; Phước Xuân 9/10 hộ.

[98]Sinh con thứ 3 trở lên là 180 trường hợp (tăng 13 trường hợp so với cùng kỳ); có 51 trường hợp tảo hôn tại 11/12 xã, thị trấn (trừ xã Phước Xuân), tăng 11 trường hợp so với cùng kỳ.

Tin liên quan