LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI

LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI

(Wạn pachhum klôh mạư hnao)

HAY GỌI LÀ: TẾT MÙA

(Palơyh chhano)

CỦA DÂN TỘC GIẺ TRIÊNG - TỘC NGƯỜI BHNONG

HUYỆN PHƯỚC SƠN, QUẢNG NAM

Tamoy Giẻ Triêng - Kon Bhnong

Viêng Phưk Sơn, Quảng Nam

I. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

Phước Sơn là một trong những huyện miền núi có diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ lớn, là địa bàn sinh sống của nhiều thành phần dân tộc anh em, trong đó tộc người Bhnong thuộc dân tộc Giẻ Triêng chiếm tỷ lệ hơn 65% dân số toàn huyện. Cuộc sống của đồng bào Bhnong luôn gắn chặt với núi rừng. Trong điều kiện địa hình canh tác khó khăn, phương thức canh tác nương rẫy phát cốt đốt trỉa, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, sự đe doạ của thiên nhiên ... đã tạo ra cho người dân Bhnong cảm giác bấp bênh trong từng mùa vụ. Bên cạnh đó, với quan niệm “vạn vật hữu linh”, với việc cho rằng thần linh, ma quỷ có mặt ở mọi nơi từ sông suối, núi rừng, cây, đá ... đến những vật lạ xuất hiện không bình thường, nhất là quan niệm về thế giới của người chết ... tất cả những điều đó đã làm cho dân làng Bhnong ở đây cảm thấy nhỏ bé, không an tâm. Cũng vì thế ước mơ về sự no đủ, được mùa, bình an luôn cháy bỏng trong lòng họ. Đó cũng chính là lý do ra đời của Lễ hội mừng Lúa mới - một Lễ hội khá quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào Bhnong huyện Phước Sơn.


1. Tên gọi: Lễ hội mừng lúa mới (Tết mùa: Palơyh chhano) của dân tộc Giẻ Triêng - Tộc người Bhnong huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

2. Thời gian tổ chức Lễ hội:

Lễ hội mừng Lúa mới (Tết mùa: Palơyh chhano) dân tộc Giẻ Triêng - Tộc người Bhnong huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam thường được tổ chức sau khi gặt xong, tổng kết một vụ mùa sản xuất trong năm. Trước đây, do giống lúa cũ, thời gian sinh trưởng dài và do khí hậu nên lúa nương được trồng muộn khoảng tháng 5 - 6, thường gặt vào tháng 10 dương lịch nên Lễ hội mừng Lúa mới thường được tổ chức vào tháng 10. Hiện nay, giống lúa mới ngắn ngày hơn và do thời tiết thay đổi, khí hậu nóng hơn nên lúa được trồng sớm, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 là phải trồng xong (theo đồng bào, nếu trồng muộn hơn thường không được ăn) nên lúa gặt sớm hơn, cuối tháng 8 đầu tháng 9 là lúa đã chín, vì vậy Lễ mừng Lúa mới cũng theo đó mà được tổ chức sớm hơn.

            Tuỳ theo từng làng để chọn ngày tổ chức Lễ hội mừng Lúa mới cho phù hợp với làng mình, chọn ngày đẹp, không tổ chức vào ngày kiêng cữ của làng. Khi thấy lúa trên nương của dân làng mình đã chín thì tiến hành gặt lúa. Khi thu hoạch xong dân làng tổ chức Lễ hội mừng Lúa mới là cúng tạ ơn các thần linh, đặc biệt là thần lúa đã phù hộ cho một mùa “Lúa đầy bồ, đầy kho”, dân làng được yên vui và cầu xin sự bội thu trong mùa rẫy năm tới.

3. Địa điểm tổ chức Lễ hội:

- Lễ hội mừng lúa mới được tổ chức tại Nhà làng (Achhang); Lễ vật do dân làng chuẩn bị.

4. Thành phần tham gia Lễ hội:

- Phần lễ: Già làng (Pêq kôu) người có uy tín nhất trong làng chủ trì cúng và tế Lễ, đại diện các chủ hộ trong làng dự tế Lễ.

- Phần hội: Tất cả các gia đình trong làng (già, trẻ, gái, trai) cùng tham dự.

II. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA

1. Mục đích:

Lễ hội mừng lúa mới nhằm cám ơn các thần linh, ông bà tổ tiên đã vất vả suốt cả vụ mùa “trông nom" nương  rẫy. Giờ đây mùa màng tươi tốt, lúa đã chín vàng đến lúc thu hoạch. Con cháu gặt lúa mới làm mâm cơm, chút lễ mời thần linh, ông bà, tổ tiên về hưởng lộc, ăn cơm lúa mới.

Lễ hội mừng cho một vụ mùa bội thu, mở ra một năm mới đầy hứa hẹn, là tiền đề cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc và sự bình an khoẻ mạnh của dân làng. Cầu mong năm đến thần linh, ông bà, tổ tiên tiếp tục phù hộ cho dân làng được mùa bội thu.

2. Ý nghĩa:

Lễ hội mừng lúa mới là nghi lễ nông nghiệp có tính chất tâm linh nhưng mang ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng tộc người Bhnong sống trên một địa bàn. Đây là Lễ nghi, là nhu cầu tâm linh của người dân trong làng trước vòng quay của mùa vụ. Tỏ lòng cám ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã phù hộ, đã “trông nom” nương rẫy để dân làng có một mùa bội thu và cầu mong năm tới lại tiếp tục được mùa giúp cho đời sống của dân làng được ấm no, mạnh khoẻ, con cháu trường tồn.

Đây là Lễ hội mang tính cộng đồng rất cao, có sự tham gia của dân làng, các gia đình trong làng cùng  nhau vui vẻ sau một năm lao động vất vả. Đồng thời thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những Lễ hội lớn hàng năm của dân tộc Giẻ Triêng - Tộc người Bhnong huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam với mong ước mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng ở các buôn làng, là sự giao hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và cảnh vật.

Trước đây, chưa theo Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam thì đây được coi là Tết của tộc người Bhnong huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

III. NỘI DUNG CỦA LÊ HỘI  MỪNG LÚA MỚI - TẾT MÙA (Palơyh chhano)

Lễ hội mừng Lúa mới được tổ chức tại nhà làng mỗi bản của tộc người Bhnong huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

1. Công tác chuẩn bị:

1.1. Chọn địa điểm tổ chức:

Tổ chức tại nhà làng (Achhang).

1.2.Chọn chủ lễ (Thầy cúng):

Chủ lễ thường là Già làng (Pêq kôu), bài khấn Lễ cúng do già làng đọc. Trong trường hợp già làng bị ốm thì có thể mời thầy cúng trong bản nhưng trường hợp này cũng rất hy hữu.

1.3. Chuẩn bị Lễ vật:

1.3.1. Lễ vật để cúng (Xana cha cha chuq pachhợo): (Dân làng chia nhau chuẩn bị)

Đây là một Lễ hội nông nghiệp nên Lễ vật dùng để cúng chủ yếu là các sản vật được trồng từ nương rẫy. Khi làm nương, tộc người Bhnong thường làm một đám nương nhỏ, gieo lúa trước để lúa chín trước vừa dùng để cứu đói, vừa dùng làm Lễ vật trong Lễ hội mừng lúa mới. Khi lúa ở đám nương này chín thì dân làng gặt về, chế biến chuẩn bị các Lễ vật cho Lễ hội mừng Lúa mới. Ngoài ra, người Bhnong ra suối bắt cá, vào rừng săn bắt thú rừng mang về để chế biến các món làm Lễ vật để cúng. Trên mâm cúng càng nhiều Lễ vật thì được coi là càng có lòng thành với thần linh, có hiếu ông bà, tổ tiên. Lễ vật bao gồm hai thể loại chính:

* Lễ vật chế biến từ thực vật: (Xana cha cha chap cha lôy hăong kaxeê)

- Bánh nếp                         (Koăt hliêoq)

- Bánh bột gạo                    (Penh)

- Bánh sắn với chuối          (Maloa vah plạy Priêq)

- Bánh cơm lam                 (Xoăn)

- Xôi                                  (Hliêoq)

- Cơm gạo tẻ                      (poư pheê đhik)

- Tầm phục trộn cua suối   (Tâm phuq chhạchhơo katam đheaq kon kon)

- Đọt mây trộn                   (Glăng re chhạchhơo)

- Măng cuộn                      (Tabhạng tabhêo)

- Các món ăn                  (Xana cha cha): rau dớn (Kaxôn), rau lủi (Kacheq latơl), rau cải (Xabhi): mỗi loại được nấu chín bày vào mâm;

- Chuối chín                     (Priêq đhum)

          - Mía                                (Katao)

          * Lễ vật chế biến từ động vật: (Xana cha cha chap cha lôy kon chhêh chhạm)

- Thịt lợn rừng nướng                      (Chhêh xake bhuh bhuh)

          - Thịt lợn nuôi                                 (Chhêh chôư bhan bhan)

          - Cá niêng                                        (A năng)

          - Thịt gà                                           (Chhêh jeaư)

          - Cá chua                                         (chhêh Đheaq kahlạm chuôq)

          - Thịt lợn đen nướng xuyên cây     (Chhêh Chộư bhrạng bhuh ralạo hloăng)

          - Thịt lợn nướng ống tre                 (Chhêh Chộư bhuh bhuh kalang pa o)

          - Cá niêng gói lá chuối nướng        (Chhêh Anăng anep la Priêq bhuh bhuh)

- Thịt sóc với cà nấu trong ống tre (Chhêh Prok vah Trăng nợl trom kalang pa o)

          - Thịt trâu khô xào sả                     (Chhêh Kapiêo rạng nợl parạng tabhăng bhruh)

          - Thịt chuột rừng nướng                 (Chhêh kaneê bhri bhuh)

          (Ngoài các Lễ vật trên nếu làng có điều kiện thì mổ 1 con lợn khoảng 20 kg, để nguyên con luộc chín làm đồ lễ cúng tạ thần linh)

          * Đồ chấm (Hnô taluq)

          - Muối ớt (Bhăh ot)

- Muối tiêu rừng (Bhăh kok bhala bhri): Giả nhỏ trộn thêm các loại rau thơm, ớt, trộn đều thành món chấm đặc biệt để chấm cá, thịt hoặc rau.

          * Đồ uống (Hnô hôt)

          - Rượu Sâm Cau (Chhanah Sâm cau)

          - Rượu Mật Nhân (Chhanah Mâk nhân)

          - Rượu cần (Chhanah đhik)

          - Nước trái ươi (Đheaq plạy Mon Mon)

          - Nước chè xanh (Đheaq che) 

* Các đồ dùng khác (Niq hnô rôp lađhêq):

          - Bát (Đhoy): 20 cái;

          - Đũa ( Đhuôh): 20 đôi;

          - Chén uống rượu (Chen kon kon hôt chhanah): 20 cái

          - Một cây nêu (Môy Hlăong tăq peê): Trong các khâu chuẩn bị làm Lễ mừng Lúa mới, một việc không thể quên đó là: Chặt cây về làm cây nêu và dựng giữa sân nhà làng. Thân cây nêu được làm bằng 1 cây gỗ đường kính khoảng 5cm, cao khoảng 3m; từ gốc lên khoảng 1m dùng 2 thanh tre nhỏ gắn vào thân cây theo hình chữ thập thành 3 tầng thể hiện cho 3 tầng của vũ trụ; trên đỉnh của cây nêu trang trí hình tượng của các loài thú, bông lúa; trên thân cây gắn các dây hoa, hạt cườm, bông lúa chín, các con vật đan bằng tre: cá, trâu, bò, chim...Đây là đồ tượng trưng cho các con vật có trong thiên nhiên; rượu cần được đổ vào hai ống tre, nút lá chuối buộc vào thân cây nêu; đặt 3 ché rượu cần cạnh cây nêu.

- Dùng nia đan làm mâm, lót lá chuối để đựng thức ăn 

- Thức ăn mỗi món để hai bát, đồ khô thì bỏ vào lá chuối  

          - Ba ché rượu cần được mở sẵn, cắm cần để cạnh mâm cúng

          - Vị trí đặt mâm cúng là chỗ cây nêu và ở giữa sân nhà làng.

          Nói chung Lễ vật bao gồm những sản phẩm dưới ruộng, trên nương. Dân làng có những gì đều chế biến để dâng lên thần linh, ông bà, tổ tiên; ngoài ra dân làng còn dùng thịt những con thú, côn trùng chuyên phá hoại mùa màng để chế biến thành đồ Lễ, điều này còn có ý nghĩa để răn đe những loại thú rừng, côn trùng chuyên phá hoại mùa màng.

          Khi lúa trên nương chín, người ta gặt về làm gạo nếp để nấu xôi, làm gạo tẻ để nấu bánh, làm rượu. Tính từ khi gặt lúa đến khi tổ chức Lễ mừng Lúa mới phải mất từ 7 - 9 ngày. Dân làng lấy lúa phơi khô rồi cho cối để giã làm bánh. Số gạo mới dành một phần để nấu rượu, hoặc nhổ sắn từ trên nương về để chế biến rượu cần, khoản từ 3 đến 4 chum. Rượu cần phải từ 7 ngày trở lên và để lâu hơn thì càng ngon càng mạnh. Khi rượu cần ủ được trên 7 ngày thì chọn ngày tốt để làm Lễ.

          Trước đây, người ta chỉ dùng những sản phẩm nông nghiệp: xôi, rau củ quả, côn trùng, thịt thú rừng, rượu….Người ta cho rằng ông bà, thần linh đã trông nom, phù hộ để được những sản phẩm đó từ nương rẫy. Nên trên nương, trong vườn có những loại sản vật nào đều phải đặt lên mâm Lễ để cúng tạ ơn. Ngày nay, do đời sống khá hơn, người ta đã thêm nhiều loại Lễ vật khác vào mâm Lễ: thịt lợn, thịt gà, bánh kẹo… vừa làm Lễ

Tin liên quan