Kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khâm Đức - Ngok TaVat

 

BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM

HUYỆN ỦY PHƯỚC SƠN

  

Phước Sơn, tháng 5 năm 2013

Phước Sơn, tháng 5/2013.

 

CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC

                                  - NGOKTAVAT

(12/5/1968)              

 

Text Box: 45 NĂM CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC – NGOK TAVAK (12/5/1968 - 12/5/2013) Phước Sơn, tháng 3-2013.
LỜI GIỚI THIỆU

 

Cách đây 45 năm, ngày 12/5/1968, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 giao mệnh lệnh cho Sư đoàn 2 - Quân khu 5 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Phước Sơn tấn công tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức - Ngok Tavak, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt Khâm Đức - một căn cứ hành quân tiền phương và thu thập tin tức tình báo của địch trong vùng giải phóng, mở toang “cánh cửa thép” vào hành lang chiến lược, góp phần mở rộng vùng giải phóng khu 5, cùng cả nước đánh bại kế hoạch “tìm, diệt”, “quét, giữ” và “bình định nông thôn” của chúng sau Tết Mậu Thân năm 1968.

Để đánh giá đúng tầm vóc Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, vai trò lãnh đạo, chỉ huy của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và những chiến công của Sư đoàn 2 - Quân khu 5, cùng quân và dân Phước Sơn trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức, tháng 5/1968; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, Ý nghĩa và bài học lịch sử. Hội thảo đã nhận được sự cộng tác và giúp đỡ nhiệt tình của Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 54 của Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn, các cơ quan nghiên cứu lịch sử, các nhà khoa học và đặc biệt là các nhân chứng từng trực tiếp chỉ huy và tham gia chiến đấu trong chiến dịch.

Nhằm chào mừng kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khâm Đức, chúng tôi tập hợp các tham luận và ý kiến tại hội thảo biên tập và xuất bản kỷ yếu 45 năm chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak (12/5/1968 - 12/5/2013). Tập sách gồm 30 bài viết của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học và đặc biệt là của các nhân chứng một thời chiến đấu trên chiến trường Khâm Đức – Ngok Tavak năm xưa. Các bài viết đã làm sáng tỏ vai trò, vị trí chiến lược của Khâm Đức trong chiến tranh Việt Nam, những tác động của chiến thắng Khâm Đức đến cục diện chiến trường Khu 5, sự tri ân của thế hệ hôm nay và mai sau đối với anh hùng liệt sĩ đã hy sinh. Đồng thời làm rõ những bài học quý báu về sự phối hợp chặt chẽ giữa quân chủ lực và địa phương, giữa lực lượng vũ trang và lực lượng quần chúng. Bài học về chiến thuật kìm chân, căn kéo địch theo ý đồ của ta; về phát huy sức mạnh tổng hợp 3 thứ quân và 3 mũi giáp công; về nghệ thuật chiến tranh nhân dân; tư tưởng tiến công trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức… Tập sách sẽ là nguồn tư liệu quý để giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ mai sau.

Trong quá trình biên soạn, xuất bản kỷ yếu, dù đã nỗ lực, cố gắng song chắc không tránh khỏi những thiếu sót, Ban biên tập rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các nhà khoa học và bạn đọc để lần tái bản được hoàn chỉnh hơn.

Nhân dịp xuất bản tập sách Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Nam và huyện Phước Sơn, các vị lão thành cách mạng, các nhân chứng, đồng bào đã góp phần vào sự thành công của tập sách quý báu này.

 

                                                        BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM

                                                                        HUYỆN ỦY PHƯỚC SƠN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC

“CHIẾN THẮNG KHÂM ĐỨC – NGOK TAVAK.

Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊC SỬ”

 

                                                                                                 Đỗ Văn Xuân*

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tại Công văn số 745-CV/TU, ngày 28/9/2012 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak (12/5/1968 – 12/5/2013) và 65 năm Ngày thành lập huyện (12/10/1948 – 12/10/2013). Hôm nay Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, Ý nghĩa và bài học lịch sử”. Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo và Huyện ủy Phước Sơn nhiệt liệt chào mừng đồng chí Ngô Văn Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, các đồng chí lãnh đạo đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các sở, ban, ngành, các nhà khoa học và đặc biệt là các nhân chứng đã từng hoạt động, chiến đấu trên chiến trường miền núi Phước Sơn năm xưa, nhất là trong chiến dịch giải phóng Khâm Đức, tháng 5/1968, và các trận đánh chống tái chiếm Khâm Đức, năm 1970 đã đến dự Hội thảo quan trọng này.

Kính thưa các đồng chí!

Cách đây 45 năm, thực hiện sự chỉ đạo của Khu ủy 5 và Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Quân giải phóng Sư đoàn 2 – Quân khu 5 phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Phước Sơn đã tấn công tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak, gải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, ngày 12/5/1968. Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak là một thắng lợi lớn trên chiến trường miền núi Quảng Nam lúc bấy giờ, xóa sổ Trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ và chi khu quân sự của ngụy, kết thúc một căn cứ thu thập tin tức tình báo và do thám của địch nằm sâu trong vùng hậu cứ của ta; mở toang “cánh cửa thép” vào hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh và vùng giải phóng Khu 5, góp phần cùng toàn tỉnh và cả nước làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và đánh bại các kế hoạch “tìm, diệt”, “quét, giữ” và “bình định nông thôn” của chúng sau Tết Mậu Thân.

Mặc dù thời gian đã trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, thì mỗi người dân Phước Sơn không khỏi xúc động, bồi hồi. Bởi chiến thắng ấy, mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá, cổ vũ, động viên thế hệ hôm nay và mai sau vững bước trên con đường xây dựng quê hương đổi mới, giàu đẹp. 45 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Phước Sơn không bao giờ quên ơn những người con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã kề vai sát cánh, chiến đấu cùng đồng bào các dân tộc Phước Sơn vì lý tưởng cao đẹp “Giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà”. Và nhiều người trong số họ mãi mãi không trở về, họ đã hóa thân vào đất, vào rừng xanh đại ngàn, vào trường sơn hùng vĩ. Họ đã “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và họ đã làm nên Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak oanh liệt.

Kính thưa các đồng chí!

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Phước Sơn luôn mong đợi có một công trình khoa học nghiên cứu trọn vẹn về Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, mãi đến hôm nay Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Huyện ủy Phước Sơn mới phối hợp tổ chức được Hội thảo khoa học này. Đây là một hoạt động khoa học mang đầy ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc, nó sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Khu ủy 5 và sự chỉ huy quyết đoán, táo bạo, nhạy bén của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong chiến dịch Hè 1968, mà Khâm Đức là mắc xích quan trọng để giải quyết vấn đề chiến trường. Đồng thời thấy hết những chiến công oanh liệt của Sư đoàn 2 - Quân khu 5 cùng quân và dân huyện nhà đã làm nên chiến thắng Khâm Đức năm xưa; tri ân những đồng chí, đồng đội từng một thời chiến đấu trên mãnh đất quê hương Phước Sơn anh hùng nay không còn nữa…

Vì vậy tại hội thảo này, ngoài các bài tham luận các đồng chí đã chuẩn bị, tôi đề nghị các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và đặc biệt là các nhân chứng từng trực tiếp chiến đấu tiêu diệt Cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak, tháng 5/1968 và các trận đánh chống tái chiếm Khâm Đức năm 1970, các đồng chí hãy tham gia thảo luận, góp ý kiến để làm sáng tỏ tầm vóc, vai trò và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak và những tác động của nó đối với cục diện trên chiến trường Quảng Nam và Khu 5, đập tan kế hoạch “tìm và diệt” của Mỹ, ngụy sau Tết Mậu Thân năm 1968, góp phần đánh bại các chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của chúng; làm sáng tỏ các bài học về sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa quân chủ lực, bộ đội địa phương và nhân dân các dân tộc huyện nhà; bài học về chiến thuật kìm chân, căn kéo quân địch theo ý đồ của ta; bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp 3 thứ quân và 3 mũi giáp công; bài học về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, tư tưởng tiến công trong trận chiến Khâm Đức… Trên cơ sở đó các đồng chí sẽ hiến kế giúp địa phương sớm có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các Bia di tích lịch sử tại Khâm Đức và Ngok Tavak, có biện pháp sưu tầm các mộ liệt sĩ chưa được quy tập vào nghĩa trang, đồng thời có kế hoạch bảo tồn, phát huy tinh thần Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, nhằm tiếp tục giáo dục truyền thống, mục tiêu, lý trưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ mai sau.

Kính thưa các đồng chí!

Mặc dù thời gian triển khai công tác hội thảo không nhiều, việc liên lạc và giữ mối liên hệ với nhân chứng còn hạn chế, nguồn tư liệu rời rạc… Nhưng, với tinh thần trách nhiệm cao của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn; sự cộng tác nhiệt tình, tâm huyết của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Thường trực Ban Chỉ đạo 54 của tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam và các sở, ban, ngành liên quan và đặc biệt là các nhân chứng, các nhà khoa học… cho đến thời điểm này, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 30 bài tham luận của các cơ quan nghiên cứu, các nhân chứng và các nhà khoa học. Nhìn chung, nội dung các bài tham luận được chuẩn bị công phu, khái quát toàn diện quá trình chuẩn bị chiến dịch cũng như diễn biến cuộc chiến và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak. Có thể nói nội dung từng bài tham luận và công tác tổ chức Hội thảo lần này cơ bản đáp ứng được yêu cầu và tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Được sự quan tâm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trực tiếp là Ban Chỉ đạo 54, sự phối hợp chặt chẽ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và các sở, ban, ngành, các cơ quan nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là sự hiện diện của các nhân chứng, là những đồng chí đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy và chiến đấu trong chiến trận Khâm Đức và Ngok Tavak tháng 5/1968 và các trận đánh chống tái chiếm Khâm Đức năm 1970, tôi tin tưởng rằng Hội thảo của chúng ta hôm nay sẽ thành công tốt đẹp. Hội thảo này, sẽ giúp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, Huyện ủy Phước Sơn và các cơ quan nghiên cứu lịch sử có cơ sở khoa học vững chắc để khẳng định tầm quan trọng của Chiến dịch Hè 1968 và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, ngày 12/5/1968 trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó tiếp tục phát huy tinh thần Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên quê hương vì “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin và khoa học lịch sử, tôi đề nghị các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học và các nhân chứng hãy thẳng thắn, trung thực đóng góp ý kiến và trao đổi những vấn đề còn khác nhau để làm rõ các sự kiện và luận cứ khoa học, góp phần làm cho hội thảo thành công tốt đẹp. Những bài tham luận các đồng chí đã gửi trước, cũng như những ý kiến phát biểu tại hội thảo này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Thường vụ Huyện ủy Phước Sơn xin nghiêm túc tiếp thu, tổng hợp và biên tập hoàn chỉnh để xuất bản kỷ yếu và phát hành đúng dịp kỷ niệm 45 năm Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak 12/5 sắp tới.

Với tinh thần trên, thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo và Huyện ủy Phước Sơn, tôi tuyên bố khai mạc Hội thảo khoa học “Chiến thắng Khâm Đức – Ngok Tavak, Ý nghĩa và bài học lịch sử”. Kính chúc các đồng chí mạnh khỏe, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn./.


BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC

“CHIẾN THẮNG KH&Ac

Tin liên quan